Người nhà thăm bị can trong thời gian tạm giam được quy định như thế nào?

 Tóm tắt câu hỏi:

Người nhà thăm bị can trong thời gian tạm giam được quy định như thế nào?

Chào luật sư, tôi có người anh họ đang bị bắt vì tiếp tay cho đường dây buôn người bán sang Trung Quốc. Nhưng sau 1 tháng mà không có thông tin gì về việc sẽ xét xử như thế nào? Cho tôi hỏi trường hợp trên xét xử là bao lâu? Và người nhà có được vào thăm hỏi không cần có thủ tục gì không? Tôi xin chân thành cảm ơn. 

Người gửi: Chu Văn Đô (Quảng Ninh)

Người nhà thăm bị can trong thời gian tạm giam được quy định như thế nào?

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1, Căn cứ pháp lý.

– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;

– Nghị định 13/VBHN-BCA ngày 07 tháng 4 năm 2014 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam. 

2/ Về quy trình xét xử

Thời hạn từ khi bị tam giam để điều tra đến khi truy tố, xét xử được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể như sau:

Giai đoạn điều tra

– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì có thể gia hạn thời hạn tạm giam:

+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 01 tháng;

+ Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 02 lần, lần thứ nhất không quá 02 tháng và lần thứ hai không quá 01 tháng;

+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 02 lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng, lần thứ hai không quá 02 tháng;

+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 03 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

– Đối với trường hợp phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại thì thời hạn tạm giam được quy định tại Điều 121 của Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:

+ Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra. Đối với vụ án có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn như sau: Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.

+ Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.

Giai đoạn truy tố

Thời hạn tạm giam để truy tố được quy định tại khoản 2 Điều 166 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, theo đó thời hạn tạm giam để truy tố không được quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 166, cụ thể: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, thời hạn tạm giam là không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra; đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

Trong trường hợp cần thiết, có thể gia hạn, nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 177 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này. Theo đó, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử đối với tội phạm ít nghiêm trọng là không quá 30 ngày, đối với tội phạm nghiêm trọng là không quá 45 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng là không quá 02 tháng, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, thời hạn này có thể được gia hạn, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3/ Người nhà thăm bị can trong thời gian tạm giam được quy định như thế nào?

Trong quá trình bị tạm giam, người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 13/VBHN-BCA ngày 07 tháng 4 năm 2014 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam cụ thể như sau:

“2. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện theo quy định này.”

Như vậy, bạn có quyền gặp người đang bị tạm giam và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về nội quy gặp gỡ nêu trên. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về câu hỏi Người nhà thăm bị can trong thời gian tạm giam được quy định như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Người nhà thăm bị can trong thời gian tạm giam được quy định như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề