Người sử dụng có được phép bố trí công việc khác so với hợp đồng lao động không?

Tóm tắt câu hỏi:

Người sử dụng có được phép bố trí công việc khác so với hợp đồng lao động không?

Hiện tại tôi đang làm công nhân lái xe cho công ty điện Phú Thọ. Trong hợp đồng tuyển dụng vào công ty tôi được tuyển vào vị trí lái xe, đến nay điện lực sáp nhập hai đơn vị vào làm một thì có hai lái xe nên công việc ít đi nên đơn vị được giao nhiệm vụ tôi làm những công việc không có chuyên môn liên quan đến pháp lý và tính mạng con người ( ví dụ như làm hoàn thiện hợp đồng mua bán sử dụng điện với khách hàng, ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện khách hàng, và nhận những hóa đơn chứng từ của khách hàng) tất cả những công việc đó tôi đều không có chuyên môn nghiệp vụ hay huấn luyện đào tạo gì cả. Lãnh đạo đơn vị bắt tôi phải làm làm mà trong hợp đồng lao động không ghi những nghĩa vụ đấy mà chỉ có ghi là hưởng bằng lương làm công nhân lái xe ( trong quyết định điều động đến đơn vị mới có ghi thêm là nhận lệnh và theo sự phân công của đơn vị) và không ghi những công việc tôi phải làm như tôi đã trình bày ở nội dung trên. Chính vì vậy tôi đã từ chối nhận nhiệm vụ khi được đơn vị giao mà không đúng chuyên môn tôi đã ký hợp đồng. Vậy luật sư tư vấn cho tôi như vậy tôi từ chối nhiệm vụ là đúng hay sai. Rất mong nhận được sự hồi đáp của luật sư. Tôi xin chân thành cám ơn.

Người gửi: Tuấn (Phú Thọ)

Người sử dụng có được phép bố trí công việc khác so với hợp đồng lao động không?

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:
Xin chào anh! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2012

2/ Người sử dụng có được phép bố trí công việc khác so với hợp đồng lao động không?

Căn cứ Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 về việc Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định như sau:

“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Công ty điện lực của anh sáp nhập hai đơn vị làm một. Do đó, vì nhu cầu sản xuất, kinh doanh, họ có quyền tạm thời chuyển anh làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng việc luân chuyển này không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Tiền lương trong thời gian chuyển làm công việc khác này của anh được trả theo công việc mới, nếu thấp hơn so với mức lương cũ thì anh được nhận lương bằng lương cũ trong 30 ngày làm việc. Số tiền lương còn lại phải đảm bảo bằng ít nhất 85% mức tiền lương cũ của anh.

Sau thời hạn tối đa là 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận công việc mới, nếu công ty không bố trí lại công việc cũ cho anh thì anh có quyền yêu cầu hoà giải viên lao động hoà giải, nếu hoà giải không thành thì anh có thể yêu cầu toà án nhân dân giảỉ quyết tranh chấp.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Người sử dụng có được phép bố trí công việc khác so với hợp đồng lao động không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Người sử dụng có được phép bố trí công việc khác so với hợp đồng lao động không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề