Người thân che giấu tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm Hình sự không?

Tóm tắt tình huống:

Con trai tôi phạm tội cố ý gây thương tích nhưng đã trốn khỏi nơi cư trú. Gia đình chu cấp cho cháu trốn đi một thời gian nhưng không khai báo với cơ quan công an. Vậy gia đình có bị truy cứu hình sự hay không? Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: Lý Văn Long
2tinmoitruong72 1

Luật sư tư vấn:

Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình về công ty Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty luật Việt phong xin được tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

2/ Người thân che giấu tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm Hình sự không?

Căn cứ quy định về không tố giác tội phạm tại Điều 313 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc  phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
– Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
– Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ e m); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ e m); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ôô đối với trẻ e m); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);
– Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ e m);
– Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
– Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng);
– Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);
– Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán  trái phép chất cháy, chất độc);
– Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);
– Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
– Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);
– Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”
Tội cố ý gây thương tích không phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm an ninh quốc gia nên người thân khi che giấu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm khi không hứa hẹn trước hay biết trước hành vi sẽ được thực hiện. Cùng quy định với tội dnah trên về miễn trách nhiệm hình sự cho người thân đó là tội không tố giác tội phạm tại Điều 314 như sau:
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Người thân che giấu tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm Hình sự không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Người thân che giấu tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm Hình sự không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề