Nguồn của chứng cứ trong Luật Tố tụng Hành chính năm 2015

Posted on Tư vấn pháp luật 329 lượt xem
Chứng cứ có thể giúp Tòa án xác định sự vật, sự việc đúng hoặc sai khi đưa ra của đương sự.  Quá trình giải quyết vụ án hành chính có thể có nhiều chứng cứ nhưng không phải chứng cứ nào cũng hợp pháp và đầy đủ điều kiện để có thể được sử dụng làm chứng cứ trong vụ án. Sau đây, Luật Việt Phong xin được chia sẻ những kiến thức liên quan đến nguồn của chứng cứ trong Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Căn cứ pháp luật:

chung cu 2107191501207926943610

Luật sư tư vấn:

1. Chứng cứ trong vụ án hành chính

Điều 80 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 có quy định: 

” Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”

Chứng cứ được quy định ở Luật tố tụng Hành chính như là những gì có thật căn cứ pháp luật để cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng kiểm tra, xác định chứng cứ trong vụ án có căn cứ và hợp pháp hay không.

2. Thuộc tính của chứng cứ

Chứng cứ được dùng để chứng minh phải thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ.

Chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan: Tính khách quan được thể hiện ở các tình tiết, sự kiện, những gì có thật, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của các chủ thể chứng minh trong vụ án hành chính. 

Chứng cứ phải có tính liên quan: Chỉ những bằng chứng, chứng cứ có tính liên quan đến vụ án mới được dùng làm căn cứ xác định hợp pháp, làm căn cứ xác định đối tượng khởi kiện, yêu cầu khởi kiện. 

Chứng cứ của vụ án phải có tính hợp pháp: Đây là thuộc tính thể hiện tính pháp lý của chứng cứ. Chứng cứ cần được phải thu thập từ các nguồn hợp pháp, đúng quy định. Nếu không tuần thủ theo quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ thì chứng cứ được coi như mất giá trị chứng minh và không được sử dụng trong vụ án. 

Chứng cứ phải được Tòa án sử dụng: Nếu thiếu đi một trong số những thuộc tính trên thì chứng cứ cũng không có giá trị. Nếu không được Tòa án sử dụng thì cũng không được coi là chứng cứ mặc dù đầy đủ các thuộc tính khác.

3. Nguồn của chứng cứ trong tố tụng hành chính 

Nguồn của chứng cứ được xác định trong Điều 81 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 như sau:

“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, pháp luật về tố tụng hành chính đã nêu cụ thể 10 loại nguồn chứng cứ cơ bản như sau: 

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử: các chứng cứ phải thể hiện được một trong các yếu tố như nghe được, đọc được, nhìn được. Dữ liệu điện tử từ các nguồn như máy tính, điện thoại và các nguồn khác cũng được coi là một trong các nguồn chứng cứ.

2. Vật chứng: đóng vai trò chứng minh, là chứng cứ vi phạm, có lỗi trong quá trình ra các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đồng thời cũng là sự chứng minh cho đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3. Lời khai của đương sự: Đương sự lập bản tự khai rõ ràng bằng văn bản đọc được, nhìn được và lời khai được điểm chỉ hoặc có chữ ký của người khai đảm bảo thông tin chính xác và khách quan. 

4. Lời khai của người làm chứng: Nếu cần phải lấy lời khai của người làm chứng để làm sáng tỏ tình tiết, sự kiện, thì Thẩm phán sẽ tiến hành lấy lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định: Đương sự  yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định, sau khi đã thực hiện yêu cầu giám định thì kết luận giám định được coi là nguồn chứng cứ cho cho vu án.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ: Khi Thẩm phán tiến hành thẩm định kết quả tại nơi có đối tượng xem xét thẩm định tại chỗ, việc thẩm định tại chỗ được báo trước cho các đương sự chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét tại chỗ.

7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản: có thể do đương sự hoặc do một trong các đương sự yêu cầu Tòa án thực hiện việc định giá, thẩm định giá tài sản. Trong các trường hợp đặc biệt được quy định Tòa án sẽ gia quyết định thành lập hội đồng định giá, thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật định giá.

8. Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập: phải do các cơ quan chức năng lập tại chỗ được coi như chứng cứ nếu như đúng theo các thủ tục do pháp luật quy định.

9.Văn bản công chứng, chứng thực: được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Các nguồn khác: Các nguồn chứng cứ khác theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn của chứng cứ đã được sửa đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển của công nghệ, khoa học. Trong tương lai, nguồn sẽ được thay đổi, sửa đổi và bổ sung nhằm phù hợp với mọi đối tượng cũng như thay đổi phát triển của kĩ thuật. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về nguồn của chứng cứ trong Luật Tố tụng Hành chính 2015. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề