Nguyên tắc trung thực trong quảng cáo và xử lý vi phạm.

Posted on Tư vấn luật doanh nghiệp 519 lượt xem

Nhằm giúp các doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng không trung thực trong quảng cáo để đánh bóng tên tuổi, để gây ảnh hưởng xấu tới đối thủ với mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Chúng tôi xin đưa ra các quy định của pháp luật Việt Nam về trung thực trong quảng cáo để mọi người tiện tham khảo.

khoi kien

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Cơ sở pháp lý:

– Luật Quảng cáo năm 2013;

– Luật Thương mại năm 2005;

– Nghị định 158 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và Quảng cáo : 

– Luật Cạnh tranh năm 2004.

Các quy định về quảng cáo trung thực theo pháp luật Việt Nam:

Một là, Luật Thương mại năm 2005 quy định “Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ…”.

Hai là, tại khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:… c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác”

Xử lý vi phạm quảng cáo sai sự thật: 

Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 158/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và Quảng cáo : 

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;

b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Nguyên tắc trung thực trong quảng cáo và xử lý vi phạm. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Nguyên tắc trung thực trong quảng cáo và xử lý vi phạm.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề