Những căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành?

Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của chủ sở hữu trong việc định đoạt, chiếm hữu và sử dụng tài sản. Chủ sở hữu có thể thực hiện mọi hành vi đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng không được trái với pháp luật. Vậy nên sau đây, Luật Việt Phong xin chia sẽ những kiến thức liên quan về những căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam.

Bài viết liên quan:
Quyền sở hữu tài sản mà người đã mất được thừa kế từ người khác.
Xác nhận từ bỏ quyền sở hữu đối với động sản phải đăng ký quyền sở hữu?
Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, tài sản không xác định được chủsở hữu hay Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên?
Thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản mang thế chấp tại ngân hàng.

Căn cứ pháp luật:

Bộ luật Dân sự năm 2015
xac lap quyen sh 1 2
Luật sư tư vấn:

1. Khái niệm Quyền sở hữu 

Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định chi tiết về khải niệm của quyền sở hữu mà liệt kê các nội dung của quyền sở hữu. Quyền sở hữu được Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 158 như sau:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

2. Những căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. 

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu dưới đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
3. Thu hoa lợi, lợi tức.
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
5. Được thừa kế.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.

2.1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể tại Điều 222 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ:
“Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.”
Như vậy, những cá nhân, tập thể, pháp nhân có được tài sản mà những tài sản đó thông qua quá trình lao động, sản xuất, hoạt động kinh tế của mình mà có được thì họ có quyền sở hữu đối với những tài sản đó. Cũng như vậy đối với quyền sở hữu trí tuệ thì tài sản được tạo ra nhờ công sức và sự sáng tạo của cá nhân hay tổ chức nào thì cá nhân tổ chức đó có quyền sở hữu tài sản đó.

2.2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Tại Điều 235 Bộ luật Dân sự chỉ ra:
“Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác”
Vậy những tài sản này có thể được xác lập quyền sở hữu qua bản án, quyết định có hiệu lực của các cơ quan có thẩm quyền trong các vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản.

2.3. Thu hoa lợi, lợi tức.
Bộ luật Dân sự quy định rằng hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại và lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Đối với quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức, pháp luật quy định tại Điều 224 như sau:
“Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”

2.4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

Tài sản liên quan đến nhiều chủ thể có quyền sở hữu và trong quá trình vận động, phát triển thì những chủ thể đó sẽ có những sự thay đổi.
Nếu tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau sát nhập vào thành khối tài sản không chia được thì chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo Điều 225 Bộ luật Dân sự.
Nếu tài sản của nhiều chủ sở hữu trộn lẫn với nhau tại thành tài sản mới thì tài sản đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu theo Điều 226 Bộ luật Dân sự.

Nếu tài sản được đem chế biến tạo thành vật mới thì chủ sở hữu của tài sản được đem chế biến là chủ sở hữu mới theo Điều 227 Bộ luật Dân sự.

2.5. Được thừa kế.

Dựa theo di sản của người mất thì người được thừa kế di sản này là chủ sở hữu đối với di sản đó. Những trường hợp về quyền sở hữu của người thừa kế được quy định rõ hơn tại phần Thừa kế Bộ luật Dân sự.

2.6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

Nếu là tài sản vô chủ tức chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu của mình thì người đã phát hiện hay đang quản lý tài sản đó có quyền sở hữu nó; trong trường hợp đó là tài sản bất động sản thì tài sản đó thuộc về Nhà nước.
Nếu là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm người khác đánh rơi, bỏ quên phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nếu là tài sản do các sự kiện gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên thì tùy vào từng đối tượng thất lạc mà người bắt được phải thông báo công khai, sau một thời hạn mới xác lập được quyền sở hữu.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về quan về những căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Đỗ Ngọc Huyền

Để được giải đáp thắc mắc về: Những căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề