Những trường hợp chỉ bị truy tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại

Về nguyên tắc, khởi tố vụ án hình sự là quyền chủ động của cơ quan có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ý chí của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được pháp luật quy định như một điều kiện để khởi tố vụ án.

Những trường hợp chỉ bị truy tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Căn cứ tại điều 105 bộ luật tố tụng hình sự thì các tội danh sau (khi vi phạm ở khoản 1) đây chỉ bị truy tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của những người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần thể chất cụ thể :

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điều 104).

– Tội cố ý gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ( điều 105)

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 106).

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (điều 108).

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính ( điều 109).

– Tội hiếp dâm (điều 111).

– Tôi cưỡng dâm ( điều 113).

– Tội làm nhục người khác (điều 121).

– Tội vu khống ( điều 122).

– Tội xâm phạm quyền tác giả (điều 131).

– Tội xâm phạm quyền sở hữu công ngiệp ( điều 171).

Về hình thức yêu cầu khởi tố vụ án hình sự:

 Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra , viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ yêu cầu khởi  tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Biên bản do viện kiểm sát lập được chuyển ngay cho cơ quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án. Yêu cầu khởi tố là điều kiện bắt buộc, do đó trong những trường hợp phạm tội nêu trên, khởi tố khi không có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tòa án cấp sơ thẩm phát hiện thấy vi phạm đó trong khi chuẩn bị xét sử thì có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 179 BLTTHS.

Như vậy, pháp luật quy định 11 trường hợp về các tội như trên là chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại  hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Người bị hại cần chú ý những trường hợp như trên để không để lọt tội phạm.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về những trường hợp chỉ bị truy tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Những trường hợp chỉ bị truy tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề