Những ưu điểm của Hộ Kinh doanh so với những loại hình kinh doanh khác

Tùy vào từng định hướng trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh đúng với nhu cầu và khả năng mà qua đó có thể xác định được mô hình kinh doanh phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng. Mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, từ đó giúp khách hàng lựa chọn được mô hình phù hợp nhất. Vậy nên, Luật Việt Phong xin được chia sẽ những kiến thức liên quan về ưu điểm của Hộ kinh doanh so với các loại hình kinh doanh khác.

Căn cứ pháp luật:
– Luật Doanh nghiệp 2020.
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.
– Thông tư 40/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
ho kinh doanh 2106281805030038503390 1

Luật sư tư vấn:

1. Khái niệm Hộ kinh doanh. 

Luật Doanh nghiệp 2020 không nêu định nghĩa của mô hình hộ kinh doanh. Định nghĩa của Hộ kinh doanh được căn cứ vào Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Như vậy, hộ kinh doanh được thành lập bởi một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình. Tại những văn bản luật trước đó, cá nhân có thể thành lập hộ gia đình phải đủ 18 tuổi và là công dân Việt Nam, nhưng điều 79 Nghị định 01 đã không còn quy định đó.
2. Đặc điểm của hộ kinh doanh

a. Thành viên của hộ kinh doanh

Trước đó tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cá nhân có thể thành lập hộ gia đình phải đủ 18 tuổi và là công dân Việt Nam, nhưng điều 79 Nghị định 01 đã không còn quy định đó, thành viên của hộ kinh doanh là những cá nhân lao dộng và số lượng không được vượt quá mười người, nếu hơn mười người thì hộ kinh doanh đó phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhưng theo điều 79 Nghị định 01/2021 không đề cập đến giới hạn thành viên của hộ kinh doanh như trước .
b. Chịu trách nhiệm

Chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn tức phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của cá nhân trong quá trình hộ kinh doanh hoạt động, vận hành.
c. Tư cách pháp nhân 

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và không có con dấu vậy nên không thể xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng.
d. Địa điểm kinh doanh 
Căn cứ theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
Như vậy, quy định này giúp các hộ kinh doanh có thể thực hiện được việc mở rộng việc kinh doanh hơn, không còn bị giới hạn chỉ được đăng ký một địa điểm.
3. Ưu điểm của hộ kinh doanh

a. Thủ tục thành lập

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản so với các loại hình doanh nghiệp khác. Hồ sơ đăng kí chỉ gồm có: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, Giấy tờ pháp lý cá nhân hoặc Bản sao biên bản họp các thành viên hộ gia đình về thành lập hộ kinh doanh hoặc Bản sao ủy quyền cho một cá nhân đại diện thành lập theo điều 87 Đăng ký hộ kinh doanh Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
b. Quy mô hoạt động

Hộ kinh doanh có quy mô  hoạt động nhỏ lẻ, dễ quản lý hơn và không yêu cầu phải có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Mô hình này phù hợp với những cá nhân mới bắt đầu kinh doanh. Phù hợp với điều kiện của nhiều hộ gia đình và có thể tận dụng được nguồn lao động từ các thành viên trong gia đình, một người làm được nhiều công việc.
c. Phương thức tính thuế

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC về Nguyên tắc tính thuế:
“2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn;  chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.”

Có thể thấy, vì hộ kinh doanh có mô hình nhỏ lẻ nên pháp luật đã quy định các thủ tục về thuế đơn giản và dễ dàng hơn. Mỗi năm hộ doanh nghiệp chỉ cần kê khai thuế một lần, có thể bằng hình thức thuế khoán.
d. Đặt tên hộ kinh doanh

Việc đặt tên hộ kinh doanh dễ dàng và đơn giản hơn nhiều so với đặt tên doanh nghiệp. Căn cứ theo Điều 88 Đặt tên hộ kinh doanh Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
“1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.”

Vấn đề đặt tên của Hộ kinh doanh còn có ưu điểm hơn so với các loại doanh nghiệp khác là tên chỉ không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện, trong khi tên doanh nghiệp thì không được trùng trong phạm vi cả nước.Trong khi đăng kí tên doanh nghiệp được quy định ở các điều Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 thì đăng kí tên hộ kinh doanh chỉ được quy định  tại điều 88.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về ưu điểm của hộ kinh doanh so với những loại hình kinh doanh khác theo pháp luật Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Đỗ Ngọc Huyền

Để được giải đáp thắc mắc về: Những ưu điểm của Hộ Kinh doanh so với những loại hình kinh doanh khác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề