Phải làm gì khi bị thành viên chơi hụi xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Tôi có mở một quỹ hùn vốn (hụi) nhưng một thời gian thì bị dựt và không còn khả năng trả cho hội viên những phần còn lại. Trong đó có vợ chồng ông A(xin gọi tắt) và ông đã nói sẽ vô chổ khác để lấy đó lắp vào phần của vợ chồng ông và bắt tôi phải trả hàng tháng cho vợ chồng ông. Do lắp quá nhiều cho những người khác 2 tháng gần đây không có khả năng trả được phần của vợ chồng ông và hứa từ từ sẽ lắp. Nhưng vợ chồng ông làm hùm hổ và nhiều lần xúc phạm cả gia đình tôi, chửi những lời rất khó khiến cả hàng xóm “chào thua”. Hôm nay lại đến khi tôi đang làm cỏ trước sân chửi bới và tán vào đầu tôi. Cả hai vợ chồng tự xong vào nhà từ cửa sau và ra đến trước mở cửa lấy bộ bàn ghế lôi ra ngoài đòi lấy. Tôi bảo nếu lấy thì trừ hết nợ. Hai vợ chồng tiếp tục chửi bới và đòi dở nhà, hâm mướn xã hội đen đánh cả gia đình. Vợ ông A là bà B cầm cục gạch ống định chọi tôi thì ông A cản rồi bà vợ tiếp tục cầm một khúc gỗ to định đánh thì con dâu tôi bên nhà la quá bà mới đập vào vách nhà làm mốp vách tol rồi mới bỏ xuống. Lúc này con trai út tôi vừa chạy từ cơ quan về , con tôi có nói ông bà cứ lấy tôi sẽ khởi kiện ông bà về tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp và cướp đoạt tài sản của người khác. Sau đó hai vợ chồng chửi xong xong đến định đánh con trai rồi ra chủi bới cả dòng họ lời thô tục ( Đụ mẹ mày là con đỉ, mày không bằng con đỉ ở Cà Mau, đụ mẹ tao chửi cả dòng họ mày,…..) Hâm dọa con trai tôi chạy đi làm nên cẩn thận và nói sẻ tới cơ quan để quậy phá (đụ mẹ mày nhớ cái mặt tao nghe, mày là cái thứ gì, cán bộ con cặc gì…). Và đòi lấy cả chiếc xe con trai tôi. Đã quá nhiều lần xúc phạm và đến nhà đập phá. Hôm nay tôi đã trình báo với công an viên ấp nhưng khi đến hai vợ chồng đã đi và đã lập biên bản.

Phong Vũ

Căn cứ pháp lý

793175 869956324 hui 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm dân sự.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về dân sự, theo điều 471 BLDS 2015 quy định về hình thức họ, hụi, biêu, phường, theo đó:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Theo đó, đây là hình thức tương trợ lẫn nhau trong quan hệ dân sự, các bên trong quan hệ dân sự khi tham gia vào hình thức chơi hụi phải có trách nhiệm hoàn trả, thực hiện nghĩa vụ khi đến kỳ mở họ căn cứ theo chương 4 Nghị định 144/2006. Áp dụng vào sự việc này, theo quy định tại điều 30 Nghị định 144/2006 quy định:

Điều 30. Trách nhiệm của thành viên do không góp họ
1. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ và bồi thường thiệt hại nếu có.
2. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ, chủ họ đã góp các phần họ thay cho thành viên đó thì thành viên phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với các phần họ chậm trả. Mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần họ.

Việc người có trách nhiệm không thực hiện việc góp phần khi tham gia chơi hụi sẽ bị tính thêm phần lãi suất dựa trên phần còn thiếu theo quy định về mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định và phù hợp với quy định tại điều 468 BLDS:

Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

hoặc dựa theo thoả thuận, thương lượng của các bên khi tham gia chơi “hụi” căn cứ theo điều 31 Nghị định 144/2006 quy định:

Điều 31. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Theo đó, việc xúc phạm đến danh dự, nhân phạm và xâm hại đến tài sản người khác nhằm mục đích bồi hoản tài sản là vi phạm pháp luật và tuỳ thuộc vào mức độ, hậu quả từ hành vi của người vi phạm sẽ bị xử lý căn cứ theo điều 5 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

Liên quan đến thẩm quyền xử phạt hành chính, căn cứ theo điều 66 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, công an nhân dân tại nơi có hành vi vi phạm được quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức chơi “họ”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề