Phải làm gì khi ly hôn, chồng hạn chế quyền gặp con ?

Tôi tên là Nguyễn Thị Hằng SN 1972 đã ly hôn chồng tôi là Nguyễn Viết Xuân SN 1972 có 3 con gái hiện 2 con lớn toà sử tôi nuôi còn con thứ 3 SN 2009 hiện nay bố cháu đc quyền giám hộ và nuôi cháu nhưng vì lòng ích kỷ và sự đố kỵ cùng với tính chất sở hữu con của chồng tôi nên a âý cấm không cho cháu lên với tôi và khi đón cháu đi đâu chơi với mẹ đều bị a âý cấm cản. Nay tôi không biết giải quyết việc trên như thế nào vậy rất mong luật sư tư vấn và hỗ trợ cách giúp tôi bởi vì con tôi rất muốn được gần ở bên cạnh mẹ nhưng vì sợ bố nên cháu cứ lem lép đối phó và cứ nói với mẹ là con nhớ mẹ con chỉ muốn ở với mẹ thôi bây giờ tôi phải làm gì để con tôi được về ở với tôi rất mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong đc hồi đáp

Minh Trang

Căn cứ pháp lý

20150817155216 divorce 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: Từ dữ kiện bạn chia sẻ, có thể thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con sai khi ly hôn.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, đối với trường hợp chấm dứt hôn nhân, quan hệ giữa cha, mẹ và con sẽ được giải quyết theo điều 81 LHN&GĐ 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, người con thứ 3 của bạn tính đến thời điểm 2018 đã 9 tuổi và theo quy định Tòa án phải xem xét lại việc quyết định sẽ giao con cho ai dựa trên nguyện vọng của con. Ngoài ra theo điều 28 BLTTDS 2015 quy định:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Theo đó, Nhà nước đã thừa nhận và bảo đảm về quyền, lợi ích của các bên trong quan hê hôn nhân. Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho điều 28, trong trường hợp này có thể khởi kiện đến cơ quan Tòa án cấp huyện theo điều 35 BLTTDS 2015 quy định:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
để có thể thay đổi người trực tiếp, nuôi dưỡng con.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau ly hôn.Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề