Phân biệt giải thể với phá sản

Phá sản và giải thể thường dễ gây nhầm lẫn vì cả hai thủ tục này đều có thể dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người lao động. Vậy, dựa vào căn cứ nào để có thể phân biệt hai thủ tục pháp lí này? Sau đây, Công ty Luật Việt Phong xin chia sẻ những phân tích về Phân biệt phá sản với giải thể.

Căn cứ pháp lí:

phan biet pha san voi giai the 600x400 2
Luật sư tư vấn:
Thủ tục giải thể và thủ tục phá sản khác nhau ở những điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, lí do giải thể rộng hơn so với lí do phá sản
Đối với giải thể, theo quy định tại Điều 207, Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể tự giải thế hoặc bị bắt buộc giải thể:
Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”.

Có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể những trường hợp giải thể doanh nghiệp ở điều luật trên, doanh nghiệp có thể tự giải thể hoặc bị bắt buộc giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Phá sản 2014:
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. 

Như vậy, việc phá sản chỉ có thể do môt nguyên nhân duy nhất đó là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thành toán (Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán). 
Thứ hai, giải thể và phá sản khác nhau ở bản chất của hai thủ tục cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Trước hết, giải thể là một thủ tục mang tính chất hành chính, trong khi đó, phá sản lại là thủ tục tư pháp.
Xuất phát từ sự khác nhau về bản chất nêu trên cũng như các trường hợp giải thể hoặc phá sản, cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục này cũng khác nhau. Đối với thủ tục giải thể, chủ doanh nghiệp tự mình quyết định, ngoài ra việc ra quyết định giải thể còn do Tòa án hoặc cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong khi đó, thủ tục phá sản là thủ tục do một cơ quan nhà nước duy nhất là Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật về phá sản.
Thứ ba, thủ tục giải thể và thủ tục phá sản sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí khác nhau
Giải thể bao giờ cũng dẫn đến hậu quả pháp lí là chấm dứt hoạt động và xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong khi đó, khi thủ tục phá sản được mở, không phải bao giờ cũng dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp hay hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
Như vậy có thể dựa vào ba căn cứ trên để phân biệt thủ tục giải thể với thủ tục phá sản.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về phân biệt giải thể với phá sản. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân biệt giải thể với phá sản
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề