Phân biệt mua bán doanh nghiệp với một số thuật ngữ khác

Tóm tắt câu hỏi

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: 
Khi nghiên cứu về mảng M&A, tôi hay bị nhầm lần giữa mua bán doanh nghiệp với các thuật ngữ khác như mua bán tài sản của doanh nghiệp hay các hoạt động đầu tư thông thường. Luật sư có thể phân biệt giúp tôi được không ạ? Xin cám ơn luật sư! 
Người gửi: Vĩnh Thụy (Đà Nẵng)
Bài viết liên quan:
mva

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2014
– Luật Cạnh tranh 2004
– Nghị định 116/2005 NĐ – CP ngày 15 tháng 09 năm 2005 hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh

2/ Phân biệt mua bán doanh nghiệp với một số thuật ngữ khác.

Hiện nay mua bán doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam tuy nhiên các quy định của pháp luật còn khá hạn chế. Vì vậy các chủ thể áp dụng thường có những nhầm lần giữa mua bán doanh nghiệp với một số thuật ngữ khác như mua bán tài sản củ doanh nghiệp, hoạt động đầu tư… Để giúp bạn thấy được những khác biệt cụ thể, chúng tôi xin trình bày như sau:
Thứ nhất, sự khác biệt giữa mua bán doanh nghiệp với mua bán tài sản của doanh nghiệp.
– Đối tượng của quan hệ mua bán: Mua bán doanh nghiệp là một trong những giao dịch thuộc nhóm mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 hay mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại. Trong đó, đối tượng mà các bên hướng tới là doanh nghiệp. Điều này cũng được ghi nhận trong Điều 145 LDN 2014 khi quy định “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.” Theo đó, khi tiến hành mua bán, các bên có thể thỏa thuận về việc mua bán một phần hay toàn bộ doanh nghiệp và doanh nghiệp này pahỉ đang hoạt động. Ngược lại, khi các bên tiến hành thỏa thuận mua bán tài sản của doanh nghiệp thì đối tượng các bên hướng tới là tài sản mà doanh nghiệp có (có thể là động sản như máy móc, một số cơ sở vật chất trong văn phòng hay là bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà máy doanh nghiệp sở hữu). 
– Mục đích của quan hệ mua bán: Khi bên mua tiến hành giao dịch mua bán doanh nghiệp thì mục đích của họ là có được quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu. Trong đó, kiểm soát, chi phối doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 34 Nghị định 116/2005 NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh như sau: 
Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.” 
Khác với mua bán doanh nghiệp, khi mua bán tài sản doanh nghiệp thì mục đích bên mua hướng tới là có được quyền sở hữu đối với các tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ như máy móc, nhà máy của doanh nghiệp…
Trong trường hợp bên mua mua toàn bộ doanh nghiệp thì đương nhiên chủ thể đó có quyền kiểm soát, chi phối đến các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp bên mua chỉ nhận chuyển nhượng một phần vốn trong công ty TNHH. Pháp luật không quy định bên mua nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ thì được tham gia vào quản trị điều hành doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào từng loại hình công ty cũng như quy định của mỗi doanh nghiệp thường được ghi nhận trong bản điều lệ của công ty. 
Thứ hai, sự khác biệt giữa mua bán doanh nghiệp với hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên khi mua bán doanh nghiệp bên mua hướng tới mục đích nắm quyền kiểm soát, chi phối doanh nghiệp. Chính điều này tạo ra sự khác biệt với hoạt động đầu tư thông thường. Cụ thể, nếu đó là hoạt động đầu tư thì bên tham gia nhận chuyển nhượng một phần vốn hoặc cổ phần không có được quyền kiểm soát chi phối doanh nghiệp mà thường chỉ nhằm mục đích thu lợi nhuận từ những hoạt động của doanh nghiệp. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Phân biệt mua bán doanh nghiệp với một số thuật ngữ khác. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân biệt mua bán doanh nghiệp với một số thuật ngữ khác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề