Phân biệt tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Posted on Tư vấn luật SHTT 334 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Phân biệt tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Phân biệt tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2. Phân biệt tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ.  Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Ví dụ, Comfort là nhãn hiệu thuộc Home Care của tập đoàn Unilever; Downy của tập đoàn P&G…..

Nhãn hiệu gồm có  Nhãn hiệu tập thể , Nhãn hiệu chứng nhận.  Nhãn hiệu liên kết, Nhãn hiệu nổi tiếng.

Trên thực tế có nhiều người lầm tưởng rằng Nhãn hiệu và tên thương mại giống nhau nhưng không phải như vậy. Bởi vì, căn cứ theo Khoản 21, Điều 3, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tên thương mại:

” Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”.

Ví dụ:  Công ty TNHH Tư vấn Luật Việt Phong, trong hoạt động thương mại có tên gọi là Luật Việt Phong để phân biệt với các hãng luật khác cũng hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn Hà Nội như: Luật Minh Khuê, Luật Minh Gia….

Thứ ba, căn cứ theo Khoản 22, Điều Luật này: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: Bưởi Đoan Hùng, Vải Thanh Hà, Hải Dương, nước măm Phú Quốc….

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về Phân biệt tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân biệt tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề