Phân chia di sản thừa kế bị chiếm hữu bất hợp pháp

Kính chào luật sư. ,
Tôi là Phạm Hùng ở Hải Hậu Nam Định có một việc mong được sự giúp đỡ của luật sư: Trước đây, bố mẹ tôi có một thửa đất được ghi nhận trong sổ địa chính của xã.là 320 m2, Bố mẹ tôi có 5 (năm) người con trai, chỉ có vợ chồng tôi ( Tôi là anh cả) ở trên mảnh đất đó với bố mẹ tôi, còn lại 4  em tôi đều đi công tác và tự lập ở chỗ khác.  Tôi là  anh cả cũng đi công tác đến lúc nghỉ hưu mới về ở cùng vợ con. 
Năm 1993 khi nhà nước có quyết định làm sổ đỏ đại trà, vợ tôi ( là chị dâu trưởng) ở nhà đã tự chuyển thông tin đất đai sang tên vợ tôi có xã chứng nhận tình trạng đất. Mặc dù không có bất kì giấy tờ cho tặng của bố mẹ tôi, không có biên bản về sự đồng ý của các em tôi, nhưng vợ tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1997 là 220 m2 trên mảnh đất của bố mẹ tôi. 
Năm  2001 mẹ tôi mất, năm 2010 bố tôi mất không  không để lại di chúc thừa kế.
Nay các em tôi có ý định về xây nhà thờ khoảng 20 m2 trên diện tích mà vợ chồng tôi đang ở và yêu cầu vợ chồng tôi  chia phần  diện tích đất còn lại . Tôi xin có các câu hỏi nhờ luật sư tư vấn:
1-Yêu cầu của các em tôi có đúng không?
2-Vợ tôi tự khai để làm sổ đỏ (GCNQSĐ) với diện tích 220m2  đó theo như trình bày ở trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó có hợp pháp hay không?
3- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ tôi có bị thu hồi không?
Xin trân trọng cám ơn luật sư.  

Phạm Hùng

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015
– Luật đất đai 1987
– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
– Nghị định 30/1989/HĐBT về việc thi hành Luật đất đai 1987
– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính.

chia thua ke 2607153446 3

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến:

– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Quyền lợi của những người cùng hàng thừa kế
  • Dựa trên thông tin được cung cấp, trước hết cần xem xét về quyết định trao quyền sử dụng đất tại thời điểm năm 1997 ?

Do tranh chấp tại thời điểm này được bắt nguồn từ rất nhiều năm trở về trước cho nên việc sử dụng quy định pháp luật để áp dụng có nhiều điểm cần phải chú ý. Trước hết, căn cứ theo điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

Như vậy, trong trường hợp này trước hết sẽ áp dụng các quy định pháp luật dân sự về đất đai thời kỳ trước như Luật đất đai 1987; Bộ luật dân sự 1995,…Việc người đứng tên trên sổ địa chính tại thời điểm trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực sẽ căn cứ theo điều 4 Nghị định 30/1989/HĐBT về việc thi hành Luật đất đai quy định:

Điều 4.- Người đang sử dụng đất hợp pháp là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; người có tên trong sổ địa chính.

Theo đó, người đứng tên trên sổ địa chính là người được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và có toàn quyền trong việc chuyển giao, sử dụng đất.

Ngoài ra, dựa theo thông tin  là không có hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất từ cá nhân đứng tên trong sổ địa chính trước thời điểm thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997, dựa theo các quy định tại phần thứ 5 chương 1 BLDS 1995 về chuyển quyền sử dụng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất căn cứ theo các nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại điều 695 BLDS 1995:

Điều 695. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất
1- Chỉ người sử dụng đất mà pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó, người được Nhà nước giao quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất. Cho nên người thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật sẽ căn cứ theo điều 697 BLDS 1995 quy định:

Điều 697. Hậu quả của việc chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật
Trong trường hợp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất vi phạm các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất do pháp luật về đất đai và Bộ luật này quy định, thì hợp đồng đó vô hiệu; người vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đất có thể bị thu hồi, tài sản giao dịch và hoa lợi thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên các tranh chấp liên quan đến đất đai – bất động sản lại xảy ra vào thời điểm 2018 cho nên sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật đất đai 2013. Do sự việc kéo dài từ 1997 đến 2018, dựa theo điều 236 BLDS 2015 quy định:

Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
  • Liên quan đến thắc mắc về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng có bị thu hồi không?

Việc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật thì người vi phạm trong sự việc này phải thực hiện thủ tục cải chính lại thông tin người sử dụng đất đã được nhà nước giao quyền sử dụng đất căn cứ theo điều 86 Nghị định 43/2014 quy định:

Điều 86. Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.
Về trình tự thủ tục để tiến hành việc cải chính thông tin người có quyền sử dụng đất căn cứ theo điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
  • Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về quyền của những người cùng hàng thừa kế.

Căn cứ theo quy định pháp luật về thừa kế, trường hợp người để lại di sản không lập di chúc thì tài sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIV, XXV BLDS 2005. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế theo điều 676 BLDS 2005 quy định:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

được quyền thoả thuận về cách thức phân chia di sản căn cứ theo điều 681 BLDS 2005 quy định:

Điều 681. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp về đất đai và thừa kế theo pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề