Phân loại các nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm các bên chủ thể, trong đó một bên chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải chuyển giao một tài sản, phải thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản. Có rất nhiều loại nghĩa vụ dân sự như nghĩa vụ chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định lợi ích của một chủ thể hay nhiều chủ thể khác.Sau đây, Luật Việt Phong xin chia sẻ những kiến thức liên quan về những quy định của pháp luật hiện hành về việc phân loại nghĩa vụ dân sự


Căn cứ pháp lý :

nghia vu dan su 5
Luật sư tư vấn:

Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nêu cụ thể khái niệm về nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự như sau:
Điều 274. Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Như vậy có thể hiểu, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, một hoặc nhiều chủ thể, phải làm hoặc không được làm vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm. Chỉ những tài sản đem ra giao dịch và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội mới là đối tượng điều chỉnh của nghĩa vụ dân sự. 
1. Nghĩa vụ trả tiền, trả tài sản 

Đây chính là  nghĩa vụ cơ bản trong số các nghĩa vụ dân sự  được pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán tài sản được quy định như sau:
Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Đồng thời tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp đối tượng là tài sản:

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Quy định đã làm rõ trách nhiệm buộc phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đố với tài sản bị thất lạc. Nhằm đảm bảo tính ổn định trong xã hội, bảo vệ được đặc quyền duy nhất của chủ sở hữu mà không ai có thể xâm phạm.
Tại Điều 580 BLDS năm 2015 lại quy định về việc hoàn trả tài sản như thế nào đối với các loại tài sản khác nhau. Như đối với tài sản mà đang có người chiếm hữu, đang sử dụng mà người này không đưa ra được chứng cứ chứng minh đó là tài sản của mình thì sẽ phải hoàn trả lại toàn bộ số tài sản đó. Thứ hai, nếu tài sản phải hoàn trả là vật đặc dụng thì cần phải hoàn trả đúng vật đó, trong trường hợp mà vật đặc dụng bị mất hoặc bị hư hỏng thì cần đền bù bằng tiền  trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thứ ba, nếu trường hợp vật hoàn trả là vật cùng loại nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì sẽ phải hoàn trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thứ tư, nếu người đang được hưởng lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì sẽ phải hoàn trả về khoản lợi đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Điều 581 BLDS năm 2015 quy định rõ hơn về việc hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản gốc. Nếu một người đang chiếm hữu, đang sử dụng tài sản, người được hưởng lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì sẽ bị buộc phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Nhưng nếu người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản,  được hưởng lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Trong trường hợp tài sản đang được nắm giữ bởi người thứ ba thì chủ sở hữu tài sản vẫn có quyền truy đòi tài sản căn cứ theo Điều 582 Bộ luật Dân sự năm 2015, và trong trường hợp này thì người thứ ba sẽ có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
2. Nghĩa vụ thực hiện hoặc không  thực hiện một công việc nhất định 

Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định đã được quy định rõ ràng trong Điều 281 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 281. Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
1. Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.
2. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.

Ví dụ 1: Hoạt động tư vấn pháp lý trong hoạt động dịch vụ tư vấn pháp lý, hoạt động gửi giữ, gia công hay vận chuyển …
Ví dụ 2: Hai người hàng xóm thỏa thuận cả hai người không được đổ rác ra lối đi chung giữa hai nhà. Người nào vi phạm bị phạt 200.000đ/ lần vi phạm.
Dựa theo quy định pháp luật và ví dụ minh họa ở trên ta có thể thấy rằng việc thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định  phải được thực hiện như sau:
-Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đã thỏa thuận trước đó.
-Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc nhất định là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó, tức là thể hiện dưới dạng không hành động.
Việc ghi nhận nguyên tắc phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định mang lại lợi ích cho bên có quyền là phù hợp với thực tiễn pháp luật để giải quyết các tranh chấp. Vì thực tế, quan hệ  dân sự luôn đa dạng và phong phú. Tuy nhiển công việc cần phải thực hiện hoặc không được thực hiện phải là công việc có tính khả thi.
3. Chuyển giao quyền và hoàn trả giấy tờ có giá trị

Tại Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu
1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
Việc này nhằm đảm bảo quyền của người có quyền được diễn ra một cách liên tục mặc dù nó có thể bị gián đoạn và đồng thời tránh được việc người có nghĩa vụ dựa vào việc người có quyền đang không  thể tiếp tục thực hiện quyền của mình mà trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ.
Việc chuyển giao giấy tờ có giá cũng giống như việc chuyển giao tài sản bởi theo quy định trong Bộ luật Dân sự  thì giấy tờ có giá cũng được coi là một loại tài sản. Giấy tờ có giá  bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhặn nợ, séc, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu của Chính phủ, trái phiếu của công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, công trái, các loại chứng khoán…
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các quy định của pháp luật Việt Nam về các nghĩa vụ dân sự . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.
 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân loại các nghĩa vụ dân sự
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề