Tài sản đó là cụm từ quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Có thể nói đó là vấn đề cốt lõi trong các mối quan hệ xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, có thể hiểu tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Được phân ra như: tài sản cố định, tài sản lưu động; tài sản vô hình, tài sản hữu hình…Còn dưới góc độ pháp luật, việc phân loại tài sản lại được quy định tổng thể, sâu sắc hơn.
Trong bài viết này, Luật Việt Phong xin được phân tích về phân loại tài sản theo quy định Việt Nam để bạn đọc có được cái nhìn đa chiều liên quan tới tài sản.
Căn cứ theo điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Cụ thể hơn tại chương XI của Bộ luật này đã quy định về phân loại tài sản.
1.Bất động sản và động sản
Bất động sản là các tài sản bao gồm:
– Đất đai
– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó
– Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
– Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
2. Hoa lợi, lợi tức
– Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (ví dụ: hoa màu, quả trứng…)
– Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (cổ tức, lãi suất…)
3. Vật chính và vật phụ
– Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
– Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
Lưu ý: Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Vật chia được và vật không chia được
– Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
– Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
5.Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
– Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
– Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
6. Vật cùng loại và vật đặc định
– Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
– Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
7. Vật đồng bộ
– Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
– Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
8. Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các loại cổ đông trong công ty cổ phần. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)
Để được giải đáp thắc mắc về: Phân loại tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Vợ lục thư từ, tin nhắn của chồng có phạm pháp ?
- Người lao động là viên chức bị bệnh lupus có được phép điều trị tại phòng khám tư nhân không?
- Trẻ em mồ côi cha, và bị mẹ bỏ rơi có được hưởng chính sách xã hội hay không?
- Tư vấn về chế độ thai sản khi bị sẩy thai cho người lao động?
- Xử lý đi sai làn đường và không mang giấy tờ xe ra sao?