Phân tích các nguyên tắc cơ bản theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành?

Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 đã ghi nhận một loạt nguyên tắc của pháp luật dân sự, trong đó có những nguyên tắc đã được xác định ở các văn bản pháp luật trước đó, cũng có những nguyên tắc lần đầu tiên được ghi nhận. Sau đây, Công ty Luật Việt Phong xin chia sẻ những phân tích về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
nguyen tac co ban cua phap luat dan su nam 2015 4
Luật sư tư vấn:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự hiện hành được quy định cụ thể tại Điều 3, BLDS 2015:
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”.
Nội dung cụ thể của các nguyên tắc trên như sau:
Thứ nhất, Nguyên tắc Bình đẳng (Khoản 1, Điều 3, BLDS 2015)
Trong quan hệ dân sự, các chủ thể đều bình đẳng, không được lấy bất cứ lí do gì để đối xử không bình đẳng. Các chủ thể bình đẳng về năng lực pháp luật, bình đẳng giữa các hình thức sở hữu khi giao kết hợp đồng dân sự, bình đẳng về để lại và hưởng di sản thừa kế. Bình đẳng của các chủ thể được thể hiện ở các điểm sau: Bình đẳng trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự không phụ thuộc vào giới tính hay địa vị xã hội; Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi chúng được xác lập; Bình đẳng về trách nhiệm dấn sự.
Thứ hai, Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (Khoản 2, Điều 3, BLDS 2015)
Các bên tham gia quan hệ dân sự có quyền tự do cam kết, thỏa thuận phù hợp với pháp luật trong việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Mọi cam kết và thỏa thuận hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Mọi cam kết, thỏa thuận không có sự tự nguyện của các bên có thể bị tuyên bố là vô hiệu. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Thứ ba, Nguyên tắc thiện chí, trung thực (Khoản 3, Điều 3, BLDS 2015)
Trong quan hệ dân sự, mỗi bên không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích của người khác. của Nhà nước và của xã hội. Ngoài ra, các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục và hạn chế thiệt hại. Nếu bên cho rằng bên kia không trung thực, thiện chí thì phải có chứng cứ.
Thứ tư, Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Khoản 4, Điều 3, BLDS 2015)
Việc thực hiện các hành vi dân sự không thể tiến hành tùy tiện mà phải thực hiện trong những giới hạn nhất định. Quyền của một chủ thể luôn bị giới hạn bởi quyền của các chủ thể khác, bởi lợi ích của Quốc gia. Khi các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình mà gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ thể bị hại đó.
Thứ năm, Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (Khoản 5, Điều 3, BLDS 2015)
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người vi phạm đối với người bị vi phạm. Người có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của họ nếu các quyền và nghĩa vụ đó phát sinh từ các căn cứ hợp pháp. Nếu không thực hiện sẽ phải tự chịu trách nhiệm và có thể bị cưỡng chế thi hành thi hành nghĩa vụ và phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân tích các nguyên tắc cơ bản theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề