Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Bồi thường thiệt hại là bồi thường do hành vi gây ra thiệt hại có thể do cá nhân gây ra, do tài sản gây ra, do người của pháp nhân, người của cơ quan nhà nước gây ra… nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi bị xâm phạm quyền và lợi ích. Trong đó có những trường hợp liên quan đến những “nguồn nguy hiểm cao độ” gây ra thiệt hại.  Vậy nên sau đây, Luật Việt Phong xin chia sẻ những kiến thức liên quan về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ.
Căn cứ pháp luật:
– Luật giao thông đường bộ 2008
– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu hỗ và công cụ hỗ trợ năm 2017
– Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
– Luật Hóa chất 2007
– Luật Năng lượng nguyên tử 2008
– Thông tư 25/2016/TT-BCT về quy định hệ thống điện truyền tải
 
nguon nguy hiem 4
Luật sư tư vấn:
1. Nguồn nguy hiểm cao độ

Căn cứ theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. 
Khái niệm về nguồn nguy hiểm không được định nghĩa chính xác mà liệt kê ra những trường hợp được công nhận là nguồn nguy hiểm cao độ. 
a. Phương tiện giao thông vận tải cơ giới

Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”
b. Hệ thống tải điện

Hệ thống tải điện được định nghĩa tại Khoản 24 Điều 3 Thông tư 25/2016/TT-BCT:
“Hệ thống điện truyền tải là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.”
c. Vũ khí

Tại điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu hỗ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định:
“1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2. Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, …”
d. Chất cháy, chất nổ, chất độc 

Điều 3 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 thì chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. Chất cháy, chất nổ là chất dễ gây ra cháy nổ, gây nổ mạnh. Còn chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm được quy định tại 
e. Chất phóng xạ

Khoản 8 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định:
 “Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.”
Chất phóng xạ có tác động xấu đến con người, môi trường, động vật, thực vật.
f. Thú dữ

Thú dữ là các loài động vật hoạt động theo bản năng và tiềm ẩn khả năng nguy hiểm cao đối với con người và động vật xung quanh.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm hiểm cao độ gây ra phải tuân theo các nguyên tắc tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích của chủ thể được nhanh chóng, hợp lý:
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

a. Phải có thiệt hại xảy ra

Việc có hành vi gây ra thiệt hại là điều kiện tiên quyết để phát sinh ra bồi thường thiệt hại. Những tổn thất mà hành vi đó đã gây ra có thể xâm phạm đến tài sản, danh dự cá nhân, sức khỏe hay tính mạng của người khác.
Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ thì khách thể bị tác động đến chủ yếu là thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng.
b. Thiệt hại là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trong trường một số trường hợp, nguồn nguy hiểm gây ra thiệt hại cần được xác định đang trong trạng thái hoạt động và gây nên tổn thất mới phát sinh trách nhiệm bổi thường thiệt hại. 
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ phát sinh khi có sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và giữa nguồn gây ra thiệt hại và thiệt hại bị gây ra phải có mối quan hệ nhân quả trực tiếp đối với nhau.
c. Lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm

Căn cứ vào quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 thì: 
“3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
“4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.” 

Vậy, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm mà gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm trong hầu hết các trường hợp trừ những trường hợp ngoại lệ mà luật quy định. Nếu để tài sản đó bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây ra thiệt hại thì người sở hữu, người chiếm hữu cũng phải chịu trách nhiệm liên đới do không hoàn thành được nghĩa vụ của mình. Nhưng nếu trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người điều khiển, vận hành nguồn nguy hiểm thì họ phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 
4. Trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra

Căn cứ theo khoản 3 điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp sau không phải bồi thường thiệt hại:
“3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, nếu thiệt hại bị gây ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người sẽ bị thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hoặc nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết mà gây ra thiệt hại thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm này.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Đỗ Ngọc Huyền

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề