Phân tích nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Tranh tụng trong Tố tụng Dân sự là hoạt động tố tụng nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sự. Để thực hiện hoạt động tranh tụng hiệu quả cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng Dân sự. Một trong số các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Sau đây, Luật Việt Phong xin được chia sẻ những kiến thức liên quan đến nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử trong Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Căn cứ pháp luật:
nguyen tac tranh tung 3
Luật sư tư vấn: 
1. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Tranh tụng xuất hiện từ những giai đoạn khởi tố đầu tiên để việc tiến hành tranh tụng và hoạt động tranh tụng được thực hiện có hiệu quả. Tại giai đoạn xét xử tranh tụng được thể hiện giữa bên buộc tội và bên gỡ tội cùng với bên xét xử, giải quyết vụ án.
Bảo đảm tranh tụng là hoạt động nâng cao chất lượng xét xử, triệt tiêu những hạn chế và bất cập, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự hiệu quả hơn. Đảm bảo tranh tụng trong xét xử giúp các chủ thể tham gia tố tụng có thể thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, vẫn dụng và áp dụng pháp luật vào vụ án.
2. Nội dung của nguyên tắc Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Nội dung của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử được quy định tại điều 24 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.”
Tranh tụng không chỉ đặt ra trong giai đoạn xét xử mà nó xuyên suốt cả một quá trình tố tụng kể từ giai đoạn bắt đầu cho đến khi vụ án kết thúc.
Để đảm bảo tranh tụng xét xử được hoạt động hiệu quả thì chủ thể buộc tội (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Tòa án và các chủ thể có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan) và chủ thể bên gỡ tội – người bị buộc tội (người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo) phải bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Sự bình đẳng của các chủ thể tố tụng giúp các chủ thể thực hiện được quyền của mình và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. 
Ngoài ra, việc thực hiện tranh tụng sẽ hiệu quả hơn khi bảo đảm được sự khách quan tại phiên tòa xét xử. Sự thể hiện được thông qua việc công khai chứng cứ tại phiên tòa; việc đánh giá, kiểm chứng và sử dụng chứng cứ được thực hiện công khai.
Thực hiện được hiệu quả những vấn đề đó thì hoạt động xét sử sẽ hạn chế các hoạt động vi phạm tố tụng, hoặc những sai lầm, sơ xuất không đáng có trong quá trình giải quyết vụ án, đưa ra phán quyết nghiêm minh, công bằng, tránh bỏ lọt tội phạm và kết án oan người vô tội.
3. So sánh với quy định trong BLTTDS 2004 (sửa đổi bổ sung 2011)
Tại BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, “tranh tụng trong xét xử” chưa được ghi nhận mà chỉ ghi nhận quy tắc về “tranh luận trong phiên tòa” được quy định tại điều 23a Bộ luật Tố dụng Dân sự 2004 như sau:
“Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”.
Tại BLTTDS năm 2015 đã có sự thay đổi từ tranh luận sang tranh tụng và được quy định tại điều 24 BLTTDS năm 2015:
“1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định”.
BLTTDS năm 2015 đã thay đổi, bổ sung một số điểm mới so với BLTTDS năm 2004 như:
– Quy định rõ ràng và cụ thể Tòa án là chủ thể có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử.
– Quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Các bên tham gia tố tụng có nghĩa vụ liên quan có các quyền: thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ, trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận và thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp.
– Thời điểm để các bên thực hiện tranh tụng là kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án, các bên được thực hiện hoạt động tranh tụng trong các giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
– Mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, công khai, trừ trường hợp không được công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Như vậy, BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì tính tiến bộ của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đã được quy định rất cụ thể, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước trong tiến trình cải cách tư pháp.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân tích nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề