Phân tích nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động. Chủ thể liên quan đến tranh chấp lao động có thể là người lao động, người sử dụng lao động hoặc tập thể người lao động. Vậy nên, Luật Việt Phong xin được chia sẻ những kiến thức liên quan về giải quyết tranh chấp lao động.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Lao động năm 2019
tranh chap 2107161419563559996870
Luật sư tư vấn:
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động 

“Điều 180. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.”
Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động. 
Các bên liên quan đến quá trình tranh chấp lao động có quyền tự định đoạt thông qua việc thương lượng với nhau. Khi các bên đưa ra được ý kiến chung về vấn đề và thống nhất được ý chí thì các bên thương lượng thành công.
Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
Thông qua sự can thiệp của một bên thứ ba trong hòa giải, trọng tài mà các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vị liên quan đến vụ việc sẽ có thể được giải quyết, thống nhất và công nhận ý chí chung giữa các bên. Những thỏa thuận, lợi ích và ý chí chung được thống nhất không được trái với pháp luật hay vi phạm đạo đức xã hội, không làm tổn hại đến nhà nước, lợi ích chung của xã hội.
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Vấn đề về công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật là nguyên tắc được đặt ra trong rất nhiều các lĩnh vực không chỉ tại giải quyết tranh chấp lao động. Qua đó, đây là vấn đề quan trọng và được lưu ý rất nhiều.
Bảo đảm sự tham gia của các đại diện bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Các bên được tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động hoặc có thể ủy quyền cho đại diện để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của chính họ.
Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
 Việc thương lượng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động có ý nghĩa quan trọng với các bên. Thương lượng là cách các bên có thể thể hiện quan điểm, các giải quyết hay ý chí của mình hướng tới giải quyết vấn đề trong thiện chí và không làm tổn hại đến danh dự hay uy tín của bất cứ bên nào tham gia vào tranh chấp. Vấn đề tranh chấp sẽ được thương lượng giữa các bên mà không có bất cứ sự tác động nào bên ngoài.
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
Giải quyết tranh chấp hòa giải thông qua người thứ ba để tìm và thống nhất ý chí chung giữa các bên nhưng không thay mặt các bên đưa ra quyết định cuối cùng giải quyết vấn đề tranh chấp.
Các tranh chấp lao động  phải được thông qua thủ tục hòa giải trước khi được đưa ra Tòa án giải quyết. Ngoại trừ một số trường hợp sau đây không phải bắt buộc hòa giải:
Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”
Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài
Vấn đề tranh chấp được đưa ra trọng tài khi các bên không thể hòa giải với nhau, các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết vấn đề tranh chấp. Phương thức giải quyết trọng tài thông qua bên thứ ba để đưa ra quyết định, phương án chung cho cả hai bên cùng thực hiện. Trong trường hợp trọng tài không thành hoặc không thể đưa ra quyết định thì các bên có quyền đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết theo điều 189 Bộ luật Lao động 2019.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Trong trường hợp các bên không hòa giải thành hoặc không trọng tài thành hoặc không tuân thủ quyết định của Hội đồng trọng tài thì các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động. Khi đó, Tòa án sẽ đưa ra quyết định, bản án để giải quyết vụ việc. Các quyết định bản án đó được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm đảm bảo các bên phải thực hiện. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân tích nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề