Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng tình ái

Posted on Tư vấn luật dân sự 364 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi: 

Gần đây vụ án lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ gây xôn xao dư luận. Hoa hậu Phương Nga khẳng định 16,5 tỷ đó không phải là cô lừa ông Mỹ mà là ông Mỹ trả cho cô theo hợp đồng tình ái giữa hai người. Mong luật sư giải đáp giúp tôi rằng nếu bản “hợp đồng tình ái” đó là có thật thì hoa hậu Phương Nga có bị xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nữa hay không? Pháp luật quy định xử lý loại hợp đồng này như thế nào?
Người gửi: Mạnh Thắng
hop dong tinh ai 1

Luật sư tư vấn

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015;
– Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2/ Về hợp đồng tình ái giữa hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ

Căn cứ theo Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Mặt khác theo khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự như sau:
“Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;”
Thỏa thuận giữa cô Phương Nga và ông Mỹ là cô Nga trở thành tình nhân của ông Mỹ trong vòng 7 năm thì ông Mỹ sẽ trả cô Nga 16,5 tỷ. Nếu hợp đồng tình ái này là có thật thì cô Nga sẽ không bị khép vào tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản như cáo buộc ban đầu. Tuy vậy, thỏa thuận này rõ ràng có mục đích và nội dung trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội. Ông Mỹ khi đó đang có vợ hợp pháp nên hành vi giao kết hợp đồng tình ái với cô Nga đã vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và trái đạo lý xã hội. Do đó giao dịch dân sự này được xác định là vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015.
Về việc xử lý giao dịch dân sự vô hiệu, theo Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập;
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Tuy nhiên, có khả năng cơ quan điều tra sẽ coi hợp đồng tình ái giữa hai người là hành vi mua, bán dâm, không xem là hợp đồng vô hiệu rồi cho các bên “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Theo Điều 3 của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 thì: “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”.
Nếu đúng là có việc dùng tiền để được giao cấu và ngược lại, thì đây là hành vi mua – bán dâm.
Về xử lý hành vi mua bán dâm, căn cứ theo Điều 22 Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 22. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.
Điều 23. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.
3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Như vậy, nếu cơ quan điều tra xác định đây là hành vi mua bán dâm thì ông Mỹ có thể bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 còn cô Nga sẽ bị phạt từ 100.000 đến 300.000.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về hợp đồng tình ái giữa cô Nga và ông Mỹ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đoàn Thảo Ánh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng tình ái
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề