Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là gì?

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Mặc dù Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định bốn điều kiện khá cụ thể, rõ ràng nhưng trong thực tế việc áp dụng để phân biệt pháp nhân với các chủ thể khác lại không hề dễ dàng, đơn giản. Bốn điều kiện được hiểu như sau:

Thứ nhất, pháp nhân phải được thành lập hợp pháp: Một pháp nhân được thành lập hợp pháp khi được pháp luật cho phép hoặc thừa nhận, nói cách khác thì phải được thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức mà Nhà nước bằng pháp luật công nhận tổ chức đó là pháp nhân thông qua các hình thức: Cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận thành lập. Tính hợp pháp của pháp nhân giúp pháp nhân đó tham gia các quan hệ pháp luật và tồn tại dưới sự kiểm soát, đảm bảo của Nhà nước nhằm phù hợp với ý chí của Nhà nước đó. Do đó, tổ chức thành lập không hợp pháp thì không được coi là pháp nhân.

Thứ hai, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: tổ chức là tập hợp nhiều người có cùng chung mục đích, lợi ích… được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ giúp cho pháp nhân trở thành một thể thống nhất, vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nghĩa là pháp nhân phải có sự sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực vào các bộ phận như phòng, ban… và quy định cho từng bộ phận đó những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong Điều lệ. Tuy nhiên, điều kiện này có lẽ chưa thực sự chính xác và không cần thiết vì trong một số trường hợp (Chẳng hạn công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên…) tổ chức không đáp ứng điều kiện này nhưng vẫn được coi là pháp nhân.

Thứ ba, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định. Và tài sản của pháp nhân còn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân. Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp (trừ trường hợp công ty hợp danh) vào pháp nhân. Đây cũng là một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân.

Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Điều kiện này xuất phát từ việc tách bạch tài sản (tài sản độc lập) với các cá nhân, tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự. Mặt khác, các chủ thể thành lập pháp nhân khi thành lập đã chuyển quyền sở hữu những tài sản mà mình muốn vào khối tài sản chung, do đó cần có một sự thống nhất về mặt ý chí trong việc sử dụng khối tài sản đó. Dựa trên tiêu chí này, pháp luật đã “trừu tượng hóa” điều đó thành “ý chí” của pháp nhân, tức là trao cho pháp nhân một tư cách để pháp nhân “nhân danh” chính mình tham gia các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, coi đây là một điều kiện pháp nhân có lẽ chưa thực sự hợp lý, vì việc nhân danh mình của pháp nhân chỉ là một hệ quả tất yếu khi được thành lập hợp pháp và đã có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Pháp nhân là gì? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Pháp nhân là gì?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề