Phòng vệ chính đáng có bị xử phạt hay không?

Tôi đang đi kéo ống về tưới bằng xe máy cùng với H vừa đi vừa nói chuyện trên đường về đi ngang nhà anh Khánh , 2 bên nhìn nhau , tôi đi được thêm tầm 15 mét thì bị anh Khánh gọi lại hỏi nãy mày mới chửi ai . Tôi trả lời ở đây có 2 thằng a hỏi thằng nào thì a khánh trả lời là bố hỏi mày đấy , hai bên lời qua tiếng lại một lúc , anh khánh văng ra những lời nói xúc phạm tôi và người nhà xong đó lao vào đè tôi xuống chiếc xe máy và đánh vào mặt tôi sau đó tôi vùng dậy thì vợ anh ta ra đè cổ đè người tôi xuống để anh khánh tiếp tục đánh liên tiếp vào mặt và đầu tôi , thấy vật H đi cùng tôi lao vào kéo cổ anh khánh ra nhưng không được đành tát mấy phát vào mặt anh ta sau đó anh ta quay lại đánh H . Vừa lúc ấy tôi vung sức bật dậy hất vợ anh ta ra và lấy tay phải chụp kẹp cổ anh khánh sau đó dùng tay trái đánh một phát vào mặt anh ta , còn H thì đi nhặt một khúc cây dài tầm 1m nặng khoảng 10kg và nói bây giờ mày có muốn đánh nữa không thì anh Khánh vung tay tôi ra và chạy lại phía sân nhặt một cục gạch còn vợ anh ta thì lao vào ôm khúc cây H đang bê . Sau khi anh Khánh nhặt cục gạch thì tính phang tôi , tôi nhanh chân lao vô giựt viên gạch nhưng không thành , bị anh khánh đánh sượt viên gạch qa vai , sau đó một số người đi đường lao vào dành lấy viên gạch trên tay anh Khánh vứt đi rồi kéo anh khánh qa nhà hàng cóm cách đó tầm 10m . Sau đó khi mọi người bỏ tay ra anh khách lại tiếp tục chạy về nhà lấy một cây sắt tầm 1m ra và doạ giết tôi và H nhưng lại bị mọi người can lại . Sau một hồi đôi co tôi đi về nhà một lúc sau thì bị công an xã mời lên làm việc và nói anh khánh bị gãy xương mũi đi cấp cứu và nói tôi đánh người có tổ chức và cố ý gây thương tích , còn yêu cầu thu giữ chiếc xe của tôi nhưng vì xe hỏng nên đã tạm giữ giấy tờ xe của tôi và nói là tang vật , phương tiện dùng đi đánh nhau. Vậy xin hỏi luật sư việc tôi đánh trả lại và gây thương tích như vậy thì có bị sử phạt không . Và việc công an xã yêu cầu tạm giữ phương tiện của tôi là đúng hay sai

Trần Văn Xin Nguyện

Căn cứ pháp lý

-Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

2018 05 15 142452

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến phòng vệ chính đáng

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào pháp luật về hình sự, tại điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo đó, hành vi được coi là phòng vệ chính đáng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

 – Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). 

 – Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. 

 – Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. 

Trong trường hợp của bạn, anh Khánh là người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của bạn trước. Hành vi của bạn là hành vi chống trả một cách cần thiết, nếu không thực hiện hành vi đó ( đánh vào mặt anh Khánh) thì bạn có thể bị một thiệt hại lớn hơn về cả sức khỏe và tính mạng. Do vậy, hành vi của bạn được coi là phòng vệ chính đáng và không bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, do chiếc xe mày của bạn có một tại hiện trường nơi hành vi xảy ra nên công an sẽ có quyền thu giữ lại, nếu trong quá trình điều ra, xác minh sự việc bạn không có lỗi thì sẽ được trả lại.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về phòng vệ chính đáng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phòng vệ chính đáng có bị xử phạt hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề