Phòng vệ chính đáng là gì?

Posted on Tư vấn luật hình sự 259 lượt xem

Thưa luật sư.
Nhà tôi có bán 1 quán nước ở đường quốc lộ,hôm đó bố của tôi đang ngủ thì có 1 người sau khi ăn cơm ở quán của bên B xong đã qua quán nước của tôi để ngủ thì bên B qua chửi bố tui, bố tôi đã trả lời”khách qua nhà tôi thì tôi bán thôi”,sau đó bên B đã về nhà kêu thêm 3 người nữa và lấy thêm những thứ như(đá,cây chích điện,ná và cây tre) để đánh bố tôi, vì chỉ có 1 mình(vì tôi và mẹ phải đi làm xa nên chỉ có 1 mình bố ở nhà) mà bị đánh tới tấp nên bố túi chịu khó nổi nữa nên đã vơ đại cây dao bên cạnh chém vào sâu đầu của bên B.
Cho tôi hỏi như vậy có phải tự vệ hay không ạ.

Thanh thi

thu tuc dang ky tam tru 3

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn: 

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến phòng vệ chính đáng.

Khi có hành vi trái pháp luật xảy ra đe dọa đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân…thì có quyền chống trả một cách cần thiết để bảo vệ quyền lợi theo khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 quy định:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm…

Có quy định đó bởi vì, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước là bất khả xâm phạm, nếu để hành vi trái pháp luật diễn ra thì sẽ gây ra hậu quả không thể khắc phục được như ban đầu. Vậy nên pháp luật cho pháp hành vi chống trả, ngăn chặn một cách cần thiết đối với hành vi trái pháp luật đó.

Tuy nhiên, hành vi chống trả đó nếu vượt quá mức cần thiết mà thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, được khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 quy định:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng
…2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Có quy định như vậy bởi vì mặc dù là hành vi ngăn chặn hành vi trái pháp luật khác nhưng nếu vượt quá mức cần thiết lại trở thành hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể khác nên pháp luật sẽ truy cứu trách nhiệm.

Xét trường hợp cụ thể của bạn thì đó là hành vi phòng vệ chính đáng , còn có vượt quá mức phòng vệ chính đáng hay không thì cần phải dựa vào kết luận của cơ quan điều tra.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về phòng vệ chính đáng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề