Để có thể thu được lợi nhuận một cách cao nhất, nhanh chóng và tránh được những rủi ro, nhà đầu tư luôn phải trăn trở suy nghĩ xem nên chọn hình thức đầu tư như thế nào. Chúng ta thường hay nghe tới hợp đồng BCC trong hoạt động đầu tư. Vậy hợp đồng BCC là loại hình hợp đồng như thế nào, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền và nghĩa vụ gì, và có nên lựa chọn đầu tư theo hợp đồng BCC hay không?  Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp lý cụ thể về hợp đồng BCC giúp khách hàng có thể nắm bắt rõ hơn về loại hình hợp đồng này và có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.
2 1

1. Hợp đồng BCC là gì?

– Hợp đồng BCC hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.  Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư trực tiếp, được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng BCC.
– Về bản chất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đám phán để chia sẻ nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có ưu điểm là tính linh hoạt do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau.
– Chủ thể của hợp đồng BCC: mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.
– Các dạng hợp đồng BCC: 02 dạng chính
+ Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014.
Lưu ý: Để thực hiện hợp đồng BCC thì các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

2. Một số nội dung cụ thể của hợp đồng BCC

– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

3. Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng BCC

* Ưu điểm:
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.
– Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế.
-Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nhà đâu tư bằng sự am hiểu về thị trường quen thuộc của mình và những thị trường mà bên đối tác chưa nắm rõ có thể giúp đỡ nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường, ngoài ra có thể chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hướng dẫn về mô hình tổ chức quản lý… Để hai bên cùng hoạt động hiệu quả, cùng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.
* Hạn chế
– Ưu điểm không phải thành lập tổ chức kinh tế cũng đã chứa đựng sự hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Vì không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư việc ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC. Không thành lập tổ chức kinh tế chung đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.
– Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn. Trong thực tế hình thức này được lựa chọn để áp dụng trong một dự án đầu tư cụ thể mà nhanh chóng hồi vốn, dễ sinh lợi nên những dự án có thời gian dài, cần triển khai theo từng giai đoạn mà việc quản lý, kinh doanh phức tạp thực sự không phù hợp.

4. Phương thức tiếp cận dịch vụ của Luật Việt Phong

– Tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng cho quý khách hàng có điều kiện thời gian đến trụ sở công ty Luật Việt Phong yêu cầu tư vấn;
– Tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: Quý khách hàng ở xa hoặc không có thời gian đến tư vấn trực tiếp có thể liên hệ tổng đài luật sư 1900 6589, Quý khách hàng chỉ cần nhấc điện thoại và Gọi 1900 6589 sau khi kết nối sẽ được luật sư tư vấn chu đáo, tận tình theo quy định pháp luật;
– Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư luatsu@luatvietphong.vn Luật sư tiếp nhận thông tin và phản hồi tư vấn trong vòng 03 ngày làm việc.