Quy định của pháp luật về cách ứng xử và xưng hô giữa vợ và chồng

Tóm tắt tính huống

Vợ chồng tôi thỉnh thoảng vẫn cãi nhau nhưng mỗi lần cãi nhau thì tôi cố gắng kiềm chế không đụng chạm tới gia đình và cư xử bằng những lời lẽ nhã nhặn như “cô – tôi”. Nhưng vợ tôi mỗi lần như thế đều lôi cả bố mẹ họ hàng tôi ra để nguyền rủa và gọi là mày tao. Vậy trong pháp luật có quy định điều nào liên quan tới các vấn đề này không? Có cách nào để bắt cô ta không được xúc phạm tới bố mẹ và họ hàng tôi đồng thời không được xưng mày tao với tôi nữa hay không? 
Người gửi: Lưu Đức Minh
meo phong thuy hay hoa giai mau thuan vo chong 1 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Bộ luật hình sự năm 1999.

2. Quy định của pháp luật về cách ứng xử và xưng hô giữa vợ và chồng

Trong trường hợp bạn của bạn thì Luật hôn nhân và gia đình có một số quy định về quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ giữa vợ và chồng như sau:
Theo Khoản 1 Điều 19: “1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”
Điều 21. Quy định về Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
“Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.”
Theo như tình tiết bạn đưa ra, vợ bạn  “lôi cả bố mẹ họ hàng ra để nguyền rủa” như vậy có thể coi vợ bạn đã có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của bố mẹ và gia đình bạn. Theo Khoản 1 Điều 34 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy đinh về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”
Vợ bạn có thể phải bồi thường thiệt hại cho những người mà vợ bạn xâm phạm danh dự nhân phẩm theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 ” Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Cũng tại bộ luật này, Điều 592 quy đinh về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Ngoài ra, hành vi của vợ bạn đối với gia đình bạn còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Từ những quy định trên, bạn có thể dẫn chiếu để vợ bạn biết về hậu quả theo quy định của pháp luật đối với hành vi của mình và không tái phạm nữa. Còn về cách xưng hô giữa bạn và vợ bạn luật không có quy định cụ thể, tuy nhiên bạn và gia đình có thể khuyên giải để cô ấy thay đổi các xưng hô cho đúng với tiêu chí vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau theo quy định tại luật hôn nhân và gia đình cũng như theo đúng truyền thống đạo đức và phong tục tập quán.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Quy định của pháp luật về cách ứng xử và xưng hô giữa vợ và chồng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Bảo Linh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định của pháp luật về cách ứng xử và xưng hô giữa vợ và chồng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề