Quy định của pháp luật về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Posted on Tư vấn pháp luật 285 lượt xem

Sự tác động của phá sản không phải lúc nào cũng chỉ có ý nghĩa tiêu cực, bản thân nó cũng được coi là một giải pháp hữu hiệu trong việc “cơ cấu lại” nền kinh tế trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sau đây, Công ty Luật Việt Phong xin chia sẻ những phân tích về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Căn cứ pháp lý: 
pha san 2106281554321909922450
Luật sư tư vấn:
Trước hết,  định nghĩa phá sản được quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Phá sản 2014:
” Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Phá sản chỉ được Tòa án xem xét, giải quyết trên cơ sở có yêu cầu mở thủ tục phá sản. Do đó, nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là thủ tục bắt buộc đầu tiên của trình tự giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp hay hợp tác xã. Điều 5, Luật Phá sản 2014 quy định về các đối tượng sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản để xem xét và giải quyết việc phá sản của một doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ:
Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.
Theo quy định trên, có thể thấy các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần là đối tượng đầu tiên có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã để thu hồi nợ của mình. Quy định này xuất phát từ mục đích của Luật Phá sản trước tiên là nhằm bảo vệ quyền tài sản cho các chủ nợ. Theo quy định, các chủ nợ có bảo đảm không được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì khoản nợ của họ đã được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã con nợ hay bảo lãnh của bên thứ ba.
Chủ thể thứ hai có quyền nộp đơn yều cầu mở thủ tục phá sản là những người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Bởi người lao động về bản chất cũng chính là chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các khoản nợ lương của người lao động khi không được thanh toán đầy đủ.
Thứ ba, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nôp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Quy định này nhằm giúp doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ có cơ sở để tự giải thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán, giải quyết một cách hợp pháp các quan hệ nợ nần.
Thứ tư, chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 
Thứ năm, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông, nhóm cổ đông nhỏ trong Công ty cổ phần.
Thứ sáu, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Quy định này nhằm giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thành viên hợp tác xã hay hợp tác xã thành viên khi hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã mất khả nawg thành toán.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định của pháp luật về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề