Quy định của pháp luật về kinh doanh trên facebook?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi thấy hiện nay, trào lưu kinh doanh các sản phẩm hàng hóa online là rất mạnh. Có thể qua nhiều hình thức như : website, quảng cáo trực tuyến trên truyền hình, mạng xã hội facebook…Trong các hình thức đó thì buôn bán qua mạng xã hội facebook là phổ biến nhất. Vậy luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về việc kinh doanh, buôn bán qua facebook?.

Người gửi: Hoàng Văn Việt ( Kinh Môn – Hải Dương )

Quy định của pháp luật về buôn bán qua mạng xã hội facebook

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn: 

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Hiện nay, việc bán hàng qua mạng xã hội facebook diễn ra rất phổ biến và nó cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu của người tiêu dùng. 

Theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Thương mại điện tử. Việc buôn bán hàng hóa qua website điện tử, mạng xã hội facebook chỉ nhắc đến vấn đề người buôn bán phải khai đầy đủ thông tin về địa chỉ công ty, cơ sở kinh doanh, mẫu mã, sản phẩm hàng hóa, địa chỉ trụ sở…Đồng thời hiện tại cũng không có quy định cụ thể về việc người bán hàng qua facebook phải đóng thuế hoặc đăng ký kinh doanh. Như vậy, pháp luật hiện tại không có quy định cụ thể về việc bán hàng qua mạng xã hội facebook. 

Tuy nhiên việc tiến hành hoạt động kinh doanh này cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật nói chung. Tức là người tiến hành hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh của mình như các chủ thể kinh doanh bình thường khác. Và việc buôn bán kinh doanh của cá nhân, tổ chức trên facebook  nếu có các vi phạm pháp luật về kinh doanh, kinh tế cũng sẽ bị xử phạt như các cá nhâ, tổ chức kinh doanh khác.

Cụ thể, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã quy định cụ thể việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sau đây: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả; hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;…

Ví dụ như: 

Điều 13. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Ngoài ra, chủ thể tiến hành kinh doanh qua mạng xã hội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội: tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; tội lừa dối khách hàng;…

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Quy định của pháp luật về kinh doanh trên facebook.Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định của pháp luật về kinh doanh trên facebook?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề