Quy định của pháp luật về lớp tập huấn dân quân tự vệ

Posted on Tư vấn luật dân sự 244 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Quy định của pháp luật về lớp tập huấn dân quân tự vệ.

Tôi sinh năm 1980, hiện là giáo viên đang công tác tại một trường tiểu học trên địa bàn thị xã, có 1 con, con nhỏ được 24 tháng. Nơi tôi đang công tác có tổ chức tập huấn lớp dân quân tự vệ cho các cơ quan đơn vị. Tôi đã được tập huấn 01 lần vào năm 2011- 2012. Hè năm nay 2015- 2016 đơn vị lại cử tôi tham gia lớp tập huấn này nữa. Tôi thắc mắc là lớp dân quân tự vệ này mỗi cá nhân tham gia bao nhiêu lần là đủ? Có phải nữ từ 18 đến 40 đều phải tham gia thì tôi có phải tập huấn nhiều nhiều lần nữa không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: Lê Thị Trang (Hưng Yên)

Quy định của pháp luật về lớp tập huấn dân quân tự vệ

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật dân quân tự vệ 2009

2/Quy định của pháp luật về lớp tập huấn dân quân tự vệ

Căn cứ vào Điều 9 Luật dân quân tự vệ 2009 quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình và Điều 12 Luật dân quân tự vệ 2009 quy định về tạm hoãn, miễn, thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình như sau:

Điều 9 Luật dân quân tự vệ 2009:

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.

Điều 12 Luật dân quân tự vệ 2009:

1. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;

b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;

c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;

d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo;

đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.

2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;

b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;

c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.

3. Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xét tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt.

4. Dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:

a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;

b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn và thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.

Như vậy nếu bạn có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt nhưng không được miễn nghĩa vụ dân quân tự vệ tại chỗ. Do đó bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ dân quân tại chỗ theo đúng quy định pháp luật.

Căn cứ vào Điều 34 Luật dân quân tự vệ năm 2009 quy định về việc huấn luyện dân quân tự vệ như sau:

1. Hàng năm, dân quân tự vệ nòng cốt được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật theo chương trình cơ bản của từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.

2. Thời gian huấn luyện hằng năm được quy định như sau:

a) 15 ngày đối với dân quân tự vệ năm thứ nhất;

b) 12 ngày đối với dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế;

c) 7 ngày đối với dân quân tự vệ tại chỗ;

d) 60 ngày đối với dân quân thường trực.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung huấn luyện, danh mục vật chất bảo đảm huấn luyện dân quân tự vệ.

 

Theo quy định trên, việc thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt được quy định phải tập huấn hàng năm. Tuy nhiên vì bạn đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên bạn được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nóng cốt và không phải tham gia tập huấn dân quân tự vệ.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Quy định của pháp luật về lớp tập huấn dân quân tự vệ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định của pháp luật về lớp tập huấn dân quân tự vệ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề