Quy đình của pháp luật về quyền được chăm sóc, thăm nom của ông bà, cha mẹ đối với trẻ em

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, luật sư cho em hỏi trường hợp của em: Em và chồng em có 1 con chung: bé được 18 tháng 5 ngày. Em và chồng em đang trong giai đoạn ly thân và em đang chuẩn bị làm đơn xin ly hôn. Em và bé hiện đang ở nhà ba mẹ ruột của em. Chồng em từ 7/5/2018 không hề chu cấp cho con (trước 7/5 thì có). Chồng em muốn qua thăm con thì vẫn vào nhà thăm bình thường. Nhưng bên nhà chồng em và chồng em yêu cầu đòi bế bé về nhà ba mẹ chồng em từ tối thứ 6 đến tối chủ nhật và không cho em đi cùng bé. Em đã đề nghị em sẽ cùng bé về thăm nhà nội, nhưng ba mẹ chồng không cho em về và chỉ muốn tách bé khỏi em để đem bé về nhà nội hai ngày.
 Luật sư cho em hỏi: Em có quyền từ chối yêu cầu đó của chồng và nhà chồng em không? Vì bé còn quá nhỏ và hiện còn đang bú em, nên không thể tách bé ra khỏi em như vậy được? Có luật nào quy định bé còn nhỏ vậy thì đi đâu phải có mẹ đi cùng không ạ? Em rất mong nhận được sự tư vấn và hướng dẫn của luật sư ạ. Em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn Hạnh (Hòa Bình)
Bài viết liên quan:
gia dinh 1805311726092093 3

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014
– Luật Trẻ em 2016
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

2/ Quy đình của pháp luật về quyền được chăm sóc, thăm nom của ông bà, cha mẹ đối với trẻ em.

Liên quan đến nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Căn cứ theo quy định trên thì cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Theo như thông tin bạn cung cấp thì dù hai bạn đang trong tình trạng ly thân nhưng cả bạn và chồng bạn đều có quyền và nghĩa vụ được thăm nom, chăm sóc con cái. Vì vậy bạn có nghĩa vụ cho chồng bạn và gia đình nhà chồng (tức ông bà nội) gặp và chăm sóc em bé. Tuy nhiên, xét thấy con bạn còn rất nhỏ tuổi và đang phụ thuộc vào sữa mẹ vì vậy việc gia đình nhà chồng bạn yêu cầu như trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đứa trẻ. Vì vậy bạn có thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Trẻ em quy định như sau:
“Điều 98. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em
1. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành Điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi; thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.”
Trong trường hợp bạn đã giải thích, trình bày cụ thể với chồng cũng như gia đình nhà chồng mà họ vẫn tiếp tục hành vi này thì đây được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, đây được xác định là hành vi ngăn cản mẹ thực hiện quyền chăm sóc con, theo đó chồng bạn và gia đình nhà chồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cho con bạn, bạn có thể nhờ đến sự can thiệt các cơ quan tổ chức liên quan đến bảo vệ quyền và nghĩa vụ của trả em. Cụ thể như: Ủy ban nhân dân nơi bạn sinh sống; Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam… Ngược lại, nếu bạn không cho chồng và ông bà gặp và chăm sóc con thì bạn có thể bị xử phạt như quy định nêu trên.
Liên quan đến vấn đề cấp dưỡng cho con, vì đây không thuộc trường hợp vợ chồng ly hôn nên nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái còn chưa được đặt ra cụ thể. Vì vậy, việc chồng bạn thời gian gần đây không có cấp dưỡng cho con pháp luật chưa có chế tài.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Quy đình của pháp luật về quyền được chăm sóc, thăm nom của ông bà, cha mẹ đối với trẻ em. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy đình của pháp luật về quyền được chăm sóc, thăm nom của ông bà, cha mẹ đối với trẻ em
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề