Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hộ nghèo hiện nay như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Em có 1 người bà năm nay 65 tuổi. Bà là người không chồng không con. Sống 1 mình 1 hộ khẩu. Không làm ra tiền. Xin hộ nghèo ở xã không được. Mong luật sư tư vấn để đòi quyền lợi cho bà em. Xin cảm ơn!
Người gửi: Trịnh Xuân Thắng
ho ngheo 1709180924103728

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho mình như sau:

1. Căn cứ pháp lí

– Luật Trợ giúp pháp lý 2006;
– Nghị định 07/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật trợ giúp pháp lý;
– Nghị định 14/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật trợ giúp pháp lý;
– Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

2. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hộ nghèo hiện nay như thế nào?

Hộ nghèo được hiểu là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm tại cơ sở đáp ứng tiêu chí để xác định hộ nghèo được quy định tại Khoản 1 vĐiều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo.
Tiêu chí xác định hộ nghèo được quy định như sau:
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định về các tiêu chí chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo như sau:
Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
1. Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Ngoài ra chuẩn hộ nghèo được quy định như sau:
“1. Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.” (khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg)
Căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, hộ gia đình của bà chỉ có 1 nhân khẩu vào không có thu nhập. Vì vậy đã đảm bảo tiêu chí về thu nhập. Ngoài ra cần xem xét đến các tiêu chí khác tuỳ thuộc vào quy định của từng địa phương. Trường hợp bà của bạn đảm bảo đầy đủ các tiêu chí để xét hộ nghèo mà không được chính quyền địa phương ghi nhận, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này lên Chủ tịch UBND xã, nếu xã không giải quyết bạn có thể gửi tiếp đơn tố cáo lên UBND cấp huyện.
Mặt khác theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý là người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa. Trong trường hợp này bà 65 tuổi, không chồng không con, sống một mình. Như vậy bà thuộc người già cô đơn nên sẽ được trợ giúp pháp lý theo Luật định.
Cùng với đó theo Nghị định 14/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 07/2007/NĐ-CP có quy định: “Người già được trợ giúp pháp lý quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa”
Trong trường hợp này bà đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ giúp pháp lý. Vì vậy nếu có bất cứ vướng mắc nào cần được hỗ trợ, bà của bạn có thể liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp để được trợ giúp pháp lý mà không phải trả phí, thù lao.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hộ nghèo hiện nay như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hộ nghèo hiện nay như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề