Quy định hoàn trả chi phí đào tạo khi nghỉ học trung cấp giữa chừng

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư ạ ! Cháu muốn hỏi luật sư về một số thủ tục ạ. Chuyện là như này. Tháng 7/2017 cháu có ra nhập học ở một trường trung cấp nghề ở Hà Nội, bây giờ cháu có việc riêng gia đình nên cháu không thể học tiếp được nữa cháu học hệ Trung cấp 2 năm . Cháu học được 1 năm rồi . Nhưng cháu thuộc đối tượng chính sách miền núi nhà nước hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và ăn ở tại nhà trường. Lúc cháu vào nhập học thì có làm hồ sơ và nộp bản gốc của học bạ và bằng cấp 2 cháu chỉ mới tốt nghiệp cấp 2 . Cháu có hỏi phòng tuyển sinh của nhà trường nhưng họ bảo không rút được nữa, nhưng các bạn ở tỉnh khác lúc làm hồ sơ thì nộp bản phô tô thôi. Vậy cháu xin hỏi luật sư cháu muốn rút liệu có phải nộp phí đào tạo như các trường Đại học không ạ. Cháu xin cảm ơn.
Người gửi: Thanh Hằng
Bài viết liên quan:
0fc465364612938ab62e0e2766b99280 18062616292346459

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

Nghị định 86/2015/NĐ-CP Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021

2.Quy định hoàn trả chi phí đào tạo khi nghỉ học trung cấp giữa chừng

Đối tượng được miễn học phí bao gồm:
Điều 7. Đối tượng được miễn học phí
1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
9. Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
10. Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.
11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
12. Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
13. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
14. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.
15. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Bạn đang học trung cấp nghề, trong quá trình học bạn nhà nước hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và ăn ở tại nhà trường do thuộc đối tượng chính sách miền núi. Vì khó khăn nên nhà nước tạo điều kiện cho bạn học tập 1 cách tốt nhất nên hỗ trợ chi phí đào tạo và ăn ở. Do vậy, khi bạn nghỉ học giữa chừng bạn sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo. Đối với trường hợp giữ hồ sơ giấy tờ bản chính của bạn, về nguyên tắc là không đúng. Sau khi nghỉ học, bạn rút hồ sơ, nhà trường sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ giấy tờ bản gốc. Phòng quản lý đã cố tình không trả bạn có thể nộp đơn yêu cầu đến chính cơ sở đào tạo mà bạn đã theo học để lấy lại học bạ và bằng bản gốc.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Đỗ Thị Nga

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định hoàn trả chi phí đào tạo khi nghỉ học trung cấp giữa chừng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề