Quy định pháp luật về khám xét chỗ ở, nơi làm việc

Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi một việc thế này: em là chủ 1 club, có người quản lý club nên không thường xuyên ở đó. 1 ngày, club bị lực lượng cơ động và cảnh sát đánh úp với lý do tàng trữ, buôn bán trái phép ma túy đá, thuốc lắc. Họ khám xét club thu được 100 viên thuốc, nhưng không có lệnh khám xét cơ sở và có một số người mặc thường phục, họ chỉ có lệnh bắt quản lý và chủ quán. Họ làm như vậy là đúng hay sai?
Người gửi: Tiến Dũng
tinh huong kham xet 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, Công ty Luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1.Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật Tố tụng hình sự 2003;
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

2. Quy định pháp luật về khám xét chỗ ở, nơi làm việc

Thứ nhất, về vấn đề bắt quản lý và chủ quán. Ở đây theo khoản 1 điều 194 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm.”
Theo khoản trên, bạn đã bị bắt vì bị nghi ngờ phạm tội tàng trữ chất ma túy. Và theo khoản 1 điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định:
“Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Vậy bạn trong tình huống này đã bị bắt quả tang vì bạn đang thực hiện tội phạm là “tàng trữ” ma túy (100 viên thuốc). Và cảnh sát cũng có lệnh bắt bạn – chủ quán và người quản lý chủ quán nên hành động này của cảnh sát hoàn toàn là hợp pháp.
Thứ hai, về vấn đề khám xét cơ sở kinh doanh. Theo khoản 1 điều 140 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định:
“Điều 140. Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.”
Vậy ở đây có thể cảnh sát đã có căn cứ rằng trong club của bạn có chứa thuốc nên cảnh sát mới tiến hành khám xét club của bạn.
Tuy nhiên, về thủ tục để có thể khám xét club của bạn thì phải tuân theo trình tự thủ tục quy định tại khoản 1 điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003:
“Điều 143. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm
1.Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này.”
Theo khoản 1 điều 142 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định:
“1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.”
Vậy khi công an muốn khám xét club của bạn công an phải có lệnh khám xét và đọc lệnh khám xét đó cho bạn. Nhưng như bạn trình bày thì công an đã không có lệnh khám xét cơ sở mà trực tiếp vào và khám xét club của bạn. Vậy công an đã vi phạm về thủ tục khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Quy định pháp luật về khám xét chỗ ở, nơi làm việc. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lê Thị Nguyệt Hà

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định pháp luật về khám xét chỗ ở, nơi làm việc
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề