Quy định về hành vi sử dụng và làm chứng minh thư giả

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có câu hỏi mong luật sư giúp đỡ.Tôi sinh ngày 29/04/1990. Vào tháng 07/2010 tôi có xin vào học lái xe ô tô hạng C thì thiếu mấy tháng. Khi gặp thầy giáo dạy nghề lái xe thì ông thầy giáo có làm khai thêm tuổi cho tôi thành 29/04/1988. Sau vài năm tôi có đánh mất chứng minh đó và lại nhờ thầy giáo làm lại. Đến bây giờ thì công an điều tra đang tiến hành điều tra. Luật sư cho tôi hỏi tôi phạm tội nào và hình phạt như thế nào kính mong bạn luật sư giúp đỡ.
Người gửi: Văn Long
Bài viết liên quan:
chung minh 2

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002;
– Bộ luật hình sự 199 sửa đổi 2009;
– Bộ luật hình sự 2015;
– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017.

2. Quy định về hành vi sử dụng và làm chứng minh thư giả

Như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã hai có hai lần thực hiện hành vi sử dụng chứng minh thư giả. Đây là hành vi pháp luật cấm và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
+Với lần vi phạm đầu tiên vào 7/2010 thì bạn không bị phát hiện và đến thời điểm hiện tại bạn với đang bị điều tra, theo đó, nếu có bị phát hiện thì căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 (văn bản có hiệu lực tại thời điểm đó) thì thời hiệu xử lí vi phạm hành chính là 1 năm:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3  Điều 12 của Pháp lệnh này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.”
Như vậy, hiện tại đã nhiều năm trôi qua nên bạn sẽ không bị xử lí đối với hành vi này do hết thời hiệu xử lí.
+ Với lần vi phạm thứ hai được thực hiện gần đây và bạn đang bị điều tra thì căn cứ quy định hiện hành, tại khoản 3, điều 9, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình; người sử dụng chứng minh nhân dân giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân
[…] 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.
[…]
Như vậy, căn cứ các quy định trên, thì với hành vi sử dụng chứng minh thư giả bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 2-4 triệu đồng và tịch thư chứng minh thư giả.
Về trách nhiệm hình sự: Tùy vào tính chất, mức độ thì hành vi sử dụng chứng minh thư giả của bạn có thể cấu thành tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Cụ thể, 
Với lần vi phạm đầu tiên vào 2010 thì do không bị phát hiện và đây là tội ít nghiêm trọng nên căn cứ Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009 – văn bản có hiệu lực tại thời điểm đó thì:
“2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;”
Như vậy, từ đó đến nay cũng đã trên 5 năm do vậy, kể cả trường hợp khi hành vi này của bạn bị phát hiện và đủ cấu thành tội danh này thì bạn vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu.
Tuy nhiên, vì gần đây bạn lại tiếp tục thực hiện hành vi này và đang bị điều tra, nên theo quy định hiện hành nếu hành vi của bạn đủ cấu thành tội này thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh quy định tại Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm giả giấy tờ, sử dụng giấy tờ giả như sau:
126. Sửa đổi, bổ sung Điều 341 như sau: 
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội 02 lần trở lên; 
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; 
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; 
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; 
e) Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; 
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; 
Như vậy, hành vi của bạn là hành vi sử dụng giấy tờ giả mà cụ thể là chứng minh thư giả để khai tuổi sai để đi học lái xe hạng C như vậy hành vi của bạn có thể cấu thành “sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật” khi đó, căn cứ quy định trên, bạn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và kết quả điều tra của cơ quan chức năng thì hành vi này của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như chúng tôi tư vấn ở trên.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về việc xử lí hành vi sử dụng, mua bán chứng minh thư nhân dân giả. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về hành vi sử dụng và làm chứng minh thư giả
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề