Quy định về ký kết hợp đồng giữa công ty mẹ và công ty con

Tóm tắt tình huống:

Công ty Thiên An là Công ty con của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, có tư cách pháp nhân riêng. Công ty Thiên An ký hợp đồng kinh doanh gas với 3 thương nhân đầu mối là Công ty khí miền Nam, công ty Gia Đình và công ty Petrolimex. Nếu công ty Thiên An ký hợp đồng bán gas cho công ty cổ  Vật tư hậu Giang như vậy có được không? Vì công ty CP Vật tư hậu Giang cũng là Tổng đại lý như công ty Thiên An. Xin tư vấn giúp em. Em cám ơn.

Người gửi: Ngô Thị Lan Anh
ga

Luật sư tư vấn

Xinchào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới luậtViệt Phong.Về câu hỏi của chị, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướngdẫn cho chị như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2014

2. Quy định về ký hợp đồng giữa công ty mẹ và công ty con

Theo như thông tin mà chị cung cấp thì Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang và công ty Thiên An có mối quan hệ là công ty mẹ – công ty con. Điều 190 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:
Điều 190. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh, công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.”
Như vậy pháp luật không có quy định về việc cấm công ty mẹ và công ty con ký kết hợp đồng hay thực hiện việc giao dịch với nhau. Do đó 2 công ty vẫn được ký kết hợp đồng mua bán với nhau và phải đảm bảo cho việc hợp đồng được thực hiện một cách độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với từng chủ thể.
Trên đây là tư vấn của côngty Luật Việt Phong về Quy định về ký hợp đồng giữa công ty mẹ và công ty con. Chúng tôi hi vọng rằng chị có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụngtrong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn chị vuilòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật ViệtPhong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về ký kết hợp đồng giữa công ty mẹ và công ty con
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề