Quy định về ly hôn khi bị chồng bạo hành, đánh đập

Em muốn trình bày việc về gia đình em có mâu thuẫn cần được tư vấn:
Hôm nay, ba mẹ con có cãi nhau, như bao lần cãi vã khác. Nhưng có mặt cả nhà (mẹ và 3 anh em của con), ba con có nói : “Không phải nghĩ cho tụi bay thì tao đã giết mẹ kỳ chết rồi tự tử rồi”. Em thực sự rất bất mãn về câu nói đó. Mẹ em rất đau lòng, em rất ít khi thấy mẹ khóc nhiều như vậy. Em có 2 anh trai, 2 anh có can thiệp vào chuyện cãi nhau rất nhiều nhưng không giải quyết được gì, chỉ kiềm ba em lại trước khi ông đánh mẹ em thôi. Ba em là người vốn bảo thủ, dữ tợn, hung hăng, không bao giờ lắng nghe người khác, hay lớn tiếng với mọi người trong gia đình, hay đánh mẹ em nên mẹ em rất phiền lòng. Mẹ em siêng năng giỏi giang lắm, chỉ hay than vãn với cằn nhằn suốt thôi. Mẹ em chịu rất nhiều đau thương, tủi nhục từ khi lấy ba em. Em rất muốn ba mẹ em ly hôn nhưng mẹ em sợ ảnh hưởng đến việc học tập của em, nên mẹ ít nhắc đến. Em mong em mau chóng tốt nghiệp xong cấp 3 để đi làm lo cho mẹ, khi đó mẹ và em sẽ ra riêng.Nhưng còn hơn 1 năm em mới ra trường và không muốn thấy cảnh cãi vã như vậy nữa, em sợ ông sẽ giết mẹ em mất.
Em cần có lời khuyên và tư vấn từ luật sư ạ!
Người gửi: Thu Hà
bao luc 17092509265624895 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Bộ Luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009);
– Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 2007;
– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

2. Quy định về ly hôn khi bị chồng bạo hành, đánh đập

Như bạn trình bày, thì bố bạn thường xuyên có hành vi đánh đập và dùng lời nói xúc phạm khiến mẹ bạn rất buồn nhưng mẹ bạn vẫn nhẫn nhịn chịu đựng vì nghĩ đến việc học tập các con. Nay bạn còn một năm nữa là tốt nghiệp cấp 3 (17 tuổi), hai anh của bạn cũng đã trưởng thành, nếu không muốn mẹ bạn sống khổ sở, bị hành hạ cũng như chứng kiến cảnh cãi vã thường xuyên thì bạn nên khuyên mẹ bạn sớm yêu cầu ly hôn với bố bạn. Hơn nữa, gia đình bạn nên nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương để xử lý hành vi bạo hành gia đình của bố bạn.
*Căn cứ để Tòa án chấp nhận giải quyết ly hôn
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn…”
Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng được quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Căn cứ quy định trên, nếu có căn cứ chứng minh đầy đủ việc bạo hành của bố bạn với mẹ bạn thì mẹ bạn hoàn toàn có đủ căn cứ để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không cần sự đồng ý của bố bạn.
*Xử lý hành vi của chồng khi đánh đập và xúc phạm vợ
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình như sau:
“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”
Theo trình bày, trong quá trình chung sống, bố bạn có hành vi đánh đập mẹ bạn, đồng thời, còn có những lời xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn, đây là hành vi bạo lực gia đình. 
+ Đối với hành vi đánh đập, bố bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
+ Đối với hành vi xúc phạm danh dự của mẹ bạn, bố bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.”
Ngoài ra, bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 151 Bộ Luật Hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình:
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
Để ngăn chặn và xử lý hành vi này, bạn có thể báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương nơi gia đình bạn cư trú để can thiệp giải quyết.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Quy định về ly hôn khi bị chồng bạo hành, đánh đập. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về ly hôn khi bị chồng bạo hành, đánh đập
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề