Quy định về tem nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu

Tóm tắt câu hỏi:

Quy định về tem nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu

Tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề như sau: Công ty tôi mới nhập một lô hàng mỹ phẩm về để bán tại các cửa hàng của công ty. Đây là dòng mỹ phẩm của Thái nên tem nhãn toàn là chữ Thái Lan, công ty tôi muốn bổ sung thêm một số thông tin của sản phẩm để khách hàng dễ dàng nắm bắt hơn. Giờ công ty tôi muốn dán nhãn bằng Tiếng Việt lên nữa thì có được hay không?

Người gửi: Trâm Anh (Hà Nội)

Quy định về tem nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chị như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Nghị định 89/2006 quy định về nhãn hàng hóa ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2008

2/ Quy định về tem nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu

Tem phụ là một loại tem nhãn được dán chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết về hàng hóa bằng tiếng Việt Nam đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài trước khi đưa ra bán hoặc lưu thông trên thị trường. Tem phụ có chức năng giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu.

Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP có quy định: “Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Đối chiếu với quy định trên của pháp luật thì lô hàng mà công ty bạn nhập về chưa đầy đủ thông tin do đó công ty bạn hoàn toàn có thể dán nhãn phụ lên sản phẩm 

Trên nhãn phụ phải chứa đựng đầy đủ các thông tin sau đây:

– Hướng dẫn sử dụng

– Thành phần công thức đầy đủ:

– Tên nước sản xuất

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường

– Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích

– Số lô sản xuất

–  Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng

– Lưu ý về an toàn khi sử dụng (nếu có)

Cách thức dán nhãn phụ

– Nội dung nhãn :

Tên hàng hóa;

 Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

Xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, tùy theo tính chất mỗi loại hàng hóa mà nhãn hàng hóa còn các nội dung quy định bắt buộc khác quy định tại Điều 12 Nghị định số: 89/2006/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa.

– Vị trí dán nhãn:

+ Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

+ Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

 + Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì: Các nội dung: tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hóa phải được ghi trên nhãn hàng hóa. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

– Kích thước hàng hóa: tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự quyết định kích thước nhãn hàng

– Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa: Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa

– Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp sau:

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

+ Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hóa.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong vềQuy định về tem nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu . Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về tem nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề