Quy định về tịch thu tài sản do phạm tội

Tóm tắt câu hỏi:

Nếu người vi phạm pháp luật bị tịch thu tài sản. Người vi phạm pháp luật có cùng số nhà với người thân nhưng khác sổ hộ khẩu thì khi bị tịch thu tài sản có tịch thu tài sản của người thân luôn hay chỉ người vi phạm pháp luật thôi?
Người gửi: Thu Hoài
Bài viết liên quan:
tich thu 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự 2015 
– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự

2.  Quy định về tịch thu tài sản do phạm tội

Thứ nhất, việc bạn bị tịch thu tài sản
Theo quy định của pháp luật, thì bạn bị tịch thu tài sản chỉ khi bạn vi phạm pháp luật hình sự. Theo quy định Điều 45, Bộ luật luật hình sự 2015 ( sửa đổi 2017) thì việc tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.
Đây là 1 trong các hình phạt bổ sung đối với người phạm tội theo quy định Điều 32, Bộ luật hình sự 2015
Thứ hai, về việc tài sản bị tịch thu là của bạn hay cả người thân bạn nữa khi bạn cùng người thân đang ở cùng nhà nhưng khác sổ hộ khẩu
Về nguyên tắc, khi bạn bị tịch thu tài sản do phạm tội thì tài sản bị tịch thu đó sẽ là tài sản thuộc sở hữu của bạn. Do bạn không nêu rõ bạn bao nhiêu tuổi nên xét 2 trường hợp như sau:
Trường hợp bạn dưới 18 tuổi:
Khi áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì pháp luật có quy định chỉ áp dụng một các hình thức sau đây với mỗi tội phạm:
+ Cảnh cáo
+ Phạt tiền
+ Cải tạo không giam giữ
+ Tù có thời hạn
Khoản 6, Điều 91, Bộ luật hình sự 2015 thì không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi. Và hình phạt tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung
Do đó nếu bạn dưới 18 tuổi thì sẽ không bị áp dụng hình thức tịch thu tài sản 
Trường hợp bạn từ 18 tuổi trở lên 
Khi đó tài sản bị tịch thu khi vi phạm sẽ là tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn. Do đó, mặc dù bạn và người thân của bạn cùng ở chung và khác sổ hộ khẩu nhưng phần tài sản bị tịch thu vẫn là phần thuộc sở hữu của bạn kể cả phần tài sản bạn đang sử dụng hay phần tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi giữ hay trong trường hợp cầm cố, thế chấp, gửi ngân hàng,… là tất cả phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn. Nhưng pháp luật về hình sự có quy định khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. 
Tài sản của bạn hiện có để có thể thực hiện nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hoặc có bán tài sản nhưng không dùng số tiền bán tài sản đó vào việc thực hiện nghĩa vụ thì sẽ bị tiến hành kê biên. Điều 28, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can bị cáo về tội mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại (Điều 128).
Kê biên tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định Khoản 3, Điều 71, Luật thi hành án 2008 sửa đổi 2014. Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn sẽ bị kê biên thể thi hành án. Còn phần tài sản thuộc sở hữu chung xử lý như sau:
+ Đối với tài sản chung có thể chia được thì chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án
+ Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Nghị định 62/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự: 
“Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án
1. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.”
Tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn thì sẽ bị kê biên để thi hành án dân sự.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về tịch thu tài sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Trần Thị Thủy Tiên 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về tịch thu tài sản do phạm tội
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề