Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty

Posted on Tư vấn luật doanh nghiệp 221 lượt xem

Một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty đó là vốn điều lệ. Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề vốn khi thành lập công ty như “Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?”, “Thành lập công ty có cần theo mức vốn tối thiểu hoặc tối đa không?”… Sau đây, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn về mức vốn điều lệ phù hợp khi thành lập công ty hiện nay.

Căn cứ pháp lý:

von dieu le khi thanh lap cong ty

Luật sư tư vấn:

Trước hết, ta cần hiểu vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.
Trên thực tế khi luật doanh nghiệp không quy định khi thành lập công ty phải có bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu. Trong hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam có một số ngành nghề kinh doanh phổ biến yêu cầu vốn pháp định như sau:

STT

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Mức vốn tối thiểu

Căn cứ pháp lý

1

Kinh doanh bất động sản

20 tỷ đồng

Nghị định 76/2015/NĐ-CP

2

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

5 tỷ đồng

Nghị định 126/2007/NĐ-CP

3

Cho thuê lại lao động

2 tỷ đồng

Nghị định 29/2019/NĐ-CP

4

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

6 tỷ đồng

Nghị định 84/2016/NĐ-CP

5

Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP

6

Sản xuất phim

200 triệu đồng

Nghị định 142/2018/NĐ-CP

7

Bán lẻ theo phương thức đa cấp

10 tỷ đồng

Nghị định 40/2018/NĐ-CP

8

Kinh doanh vận tải đa phương thức

80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định)

Nghị định 144/2018/NĐ-CP

9

Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

30 tỷ đồng

Nghị định 57/2016/NĐ-CP

10

Dịch vụ đòi nợ

2 tỷ đồng

Nghị định 104/2007/NĐ -CP

11

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

5 tỷ đồng

Nghị định 69/2016/NĐ-CP

12

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

100 tỷ đồng

13

Ngân hàng thương mại

3.000 tỷ đồng

Nghị định 10/2011/NĐ-CP

Ngân hàng liên danh

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng đầu tư

Ngân hàng hợp tác

14

Ngân hàng phát triển

5.000 tỷ đồng

Ngân hàng chính sách

15

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

3.000 tỷ đồng

16

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

0,1 tỷ đồng

17

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

15 triệu USD

18

Công ty tài chính

500 tỷ đồng

19

Công ty cho thuê tài chính

150 tỷ đồng

20

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

600 tỷ đồng

Điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

21

Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

800 tỷ đồng

Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

22

Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

1.000 tỷ đồng

Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

23

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

24

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

25

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Mặc dù không có quy định về mức vốn tối thiểu và tối đa, tuy nhiên các chủ doanh nghiệp cũng không nên vì thế mà lựa chọn một mức vốn quá thấp hoặc quá cao. Với số vốn điều lệ quá thấp thì các chủ doanh nghiệp không thể nào thể hiện được tiềm lực tài chính cũng như quy mô của công ty mình cho đối tác thấy, khó tìm được đối tác cho mình. Còn nếu đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của bản thân có thể dẫn đến phần rủi ro sau này nếu làm ăn thất bại dẫn đến gây nợ cho khách hàng hoặc nặng hơn là giải thể, phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng đúng với số vốn mà mình đã đăng kí.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vốn điều lệ khi thành lập công ty. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Lưu Linh.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề