Quyền của người được thừa kế trong việc giữ và hưởng di sản thừa kế.

Tóm tắt câu hỏi:

Quyền của người được thừa kế trong việc giữ và hưởng di sản thừa kế.

Gia đình tôi đang sống hiện tại gồm Tôi, con tôi và ông bà nội tôi (chung nhà, chung hộ khẩu). Vào đầu tháng 2 năm 2015 ‎ông nội tôi có đưa cho tôi giữ 1 bộ hồ sơ nhà đất mang tên “Hộ ông Ngô Văn Y” và bản di chúc có nội dung là cho tôi và cô tôi mỗi người một nửa căn nhà (di chúc được lăn tay, ký tên của ông nội và bà nội tội có chứng thực rõ ràng). Việc giao nhận này chỉ có tôi và ông nội tôi biết.

Khoảng tháng 9 năm nay 2016 bất ngờ bà nội tôi làm đơn gửi UBND Phường 5 nơi tôi cư trú nói là tôi ăn cắp GCNQSDĐ và yêu cầu tôi trả lại (hiện tại ông nội tôi đã già và đã mất năng lực hành vi nhân sự).

Nay tôi xin được tư vấn như sau:

1. Tôi có bị buộc tội ăn cắp không và có bị buộc giao trả bộ hồ sơ mà ông nội tôi đã đưa cho tôi không?

2. Tôi không giao trả lại GCNQSDĐ vì di chúc có phần của tôi, tôi sợ bà nội tôi đem nhà đi bán, như vậy có được không?

Tôi chân thành xin được tư vấn, cảm ơn!

Người gửi: Ngô Tấn X ( Thành Phố Vĩnh Long).

Quyền của người được thừa kế trong việc giữ và hưởng di sản thừa kế.

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

 – Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

 – Bộ Luật Dân sự năm 2005.

– Luật Đất đai năm 2013.

2. Quyền của người lập thừa kế trong việc giữ và hưởng di sản thừa kế.

2.1. Tôi có bị buộc tội ăn cắp không và có bị buộc giao trả bộ hồ sơ mà ông nội tôi đã đưa cho tôi không?

Bạn không bị buộc tội ăn cắp. Vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( GCNQSDĐ) và di chúc không phải là tài sản mà chỉ là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản. Bởi những căn cứ pháp lý sau:

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 163, Bộ luật dân sự năm 2005, quy định về tài sản như sau:

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”

Thứ hai, căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Thứ  ba, căn cứ theo Điều 181, Bộ Luật dân sự năm 2005, quy định về  quyền tài sản:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. “

Từ ba căn cứ trên, chứng minh được rằng di chúc và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.

Mặt khác, pháp luật hình sự Việt Nam quy định về tội trộm cắp tài sản tại khoản 1, Điều 138, Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 như sau:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Theo đó, bạn chỉ bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản khi có hành vi trộm cắp tài sản của người khác. Mà GCNQSDĐ và di chúc đã không phải là tài sản vì vậy bạn không bị buộc tội trộm cắp tài sản.

Tuy nhiên, đối với bộ hồ sơ mà ông nội bạn đã đưa cho bạn thì đây là bản di chúc chung của ông bà nội bạn. Vì vậy, mặc dù ông nội bạn đã giao di chúc và GCNQSDĐ cho bạn (kể cả có người làm chứng hay không có người làm chứng) mà khi đó bà bạn không đồng ý thì bạn cũng không có quyền được giữ di chúc. Mà trong trường hợp này cần phải xét xem trong bản di chúc chung của ông bà bạn có nội dung thỏa thuận về gửi giữ di chúc hay không. Nếu có thì bạn sẽ phải giao trả bộ hồ sơ này cho người được chỉ định theo quy định tại Điều 665, BLDS 2005. Nếu nội dung trong bản di chúc không có phần chỉ định người giữ thì bà nội bạn (người lập di chúc) sẽ được giữ di chúc.

2.2. Tôi không giao trả lại GCNQSDĐ vì di chúc có phần của tôi, tôi sợ bà nội tôi đem nhà đi bán, như vậy có được không?

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên nếu bạn không phải là người được ông bà nội của bạn chỉ định giữ di chúc, thì bạn buộc phải giao trả GCNQSDĐ và di chúc.

Thứ hai, về vấn đề mà bạn đang băn khoăn, sợ bà nội bạn sẽ đem nhà đi bán. Thì trong trường hợp này, bà nội của bạn chỉ được bán phần tài sản của bà bạn. Ví dụ, bà bạn muốn bán căn nhà của ông bà bạn thì căn nhà đó sẽ được chia làm hai phần: 1 là của ông bạn, 1 là của bà bạn. Và bà bạn chỉ có quyền bán phần đất thuộc về quyền sở hữu của bà bạn. Phần còn lại của ông bạn sẽ chia theo di chúc.

Như vậy, chúng tôi đã tư vấn cho bạn về quyền được giữ hay không được giữ di chúc và phần di sản mà bạn sẽ được hưởng khi di chúc có hiệu lực pháp luật. Mong bạn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn Phát sinh nghĩa vụ liên đới trong giao dịch dân sự. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền của người được thừa kế trong việc giữ và hưởng di sản thừa kế.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề