Quyền định đoạt tài sản chung như thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Thưa ông, Chúng tôi 3 người ĐSH của một ngôi nhà có 3 tầng (tầng trêt, tầng 1 và 2). Mỗi người được sởhữu 1 tầng nhà (Đất vẫn là sở hữu chung của 3 người. Phần nhà là riêng). 1 ĐSH đòi Quyền tự do tách thửa không cần đồng thuận của2 ĐSH còn lại cho tương lai. Hiện tại phần diện tích của 1 ĐSH ít hơn diện tích đất tốithiểu được phép tách thửa. ĐSH nầy cho rằng trong tương lai sẽ có luật mới chophép thực hiện (vì diện tích tối thiểu có thể giảm xuống). ĐSH nầy muốn ghi vào bản thỏa thuận phân chia cụ thể nhưsau: “Các đồng sở hữu có quyền tự xin tách thửa, tách chủ quyền phần nhàđược chia NẾU hội đủ các thủ tục theo qui định của cơ quan nhà đất có thẩm quyềnmà không cần có sự đồng ý bằng văn bản của từng đồng sở hữu”. Tôi xin đượctư vấn về vấn đề sau: Đòi quyền táchthửa như vậy có hợp pháp không? Trân trọng cámơn

Người gửi: Viết Quyết (Củ Chi)
2016 12 06 165341

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

2/ Quyền tách thửa đối với quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung

Căn cứ theo quy định tại điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

“Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”

Như vậy, sở hựu chung gồm hai loại đó là: Sở hữu chungtheo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phầnquyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung còn sởhữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗichủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Với những thông tin mà bạn cung cấp không nêu rõ việc đồng sở hữuquyền sử dụng đất là sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hơp nhất nên chúngtôi xin được chia ra làm hai trường hợp:

*) Nếu diện tích đất sở hữu chung của 3người đã được xác định rõ cho mỗi người sở hữu mỗi phần thì đây thuộc trường hợpsở hữu chung theo phần. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 218 Bộ luật Dânsự 2015

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sởhữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

Như vậy, đối với sở hữu chung theo phần,chủ sở hữu chung theo phần có toàn quyền định đoạt phần tài sản thuộc quyền sởhữu của mình trong khôi tài sản chung bao gồm việc mua bán, chuyển nhượng… và cảtách thửa. Khi có đủ điều kiện “tách thửa”, chủ sở hữu hoàn toàn có quyền tách thửatheo quy định của pháp luật ngay cả khi khôngcó thỏa thuận với cho phép tách thửa khi đủ điều kiện với các sở hữu chungtheo phần còn lại.

*) Nếu diện tích sở hữu chung của 3 người khôngxác định rõ phần quyền sở hữu của mỗi người thì đây thuộc trường hợp sở hữuchung hợp nhất. Căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 218: Định đoạttài sản chung

2. Việc định đoạt tàisản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, pháp luật dân sự ưu tiênquyền tự do thỏa thuận giữa các bên. Việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chungđều thực hiện trên nguyên tắc do các chủ sở hữu chung thỏa thuận hoặc theo quyđịnh của pháp luật. Quyền tự do thỏa thuận của các bên bị giới hạn bởi các quyđịnh của pháp luật nhằm bảo đảm sự thỏa thuận của các bên không xâm hại đến nhữnglợi ích mà pháp luật cần bảo vệ hay trật tự công cộng. Trong trường hợp này, việcthỏa thuận có thể “tách thửa, tách chủquyền phần nhà được chia nếu hội đủ các thủ tục theo qui định của cơ quan nhà đấtcó thẩm quyền” không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật bảo vệ, khôngtrái với thuần phong mỹ tục nên hoàn toàn có thể thỏa thuận được. Tuy nhiên, đểđi đến một thỏa thuận, cần sự nhất trí của tất cả các bên liên quan và nó chỉcó hiệu lực khi được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về việc định đoạt tài sản chung như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hữu Trọng

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền định đoạt tài sản chung như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề