Quyền không chia thừa kế của người lập di chúc

Posted on Tư vấn luật dân sự 216 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:     

Quyền không chia thừa kế của người lập di chúc

Mẹ tôi mất từ lâu, bố tôi một mình nuôi 3 chị em và có mua được một thổ đất 100m2 sau đó xây được nhà 4 tầng khang trang . Chúng tôi đều đã lập gia đình. Hiện nay bố tôi đang rất khổ tâm vì em trai út cùng vợ và con đối xử ngược đãi với bố, hay chửi mắng nhiếc móc bố đòi bố bán nhà để chia tài sản. Bố tôi có ý định lập di chúc nhưng không cho em trai út của tôi hưởng di sản. Tôi muốn hỏi là nếu bố tôi viết di chúc chỉ để lại toàn bộ tài sản cho 2 chị em tôi (trừ em trai út ) thì liệu có được không? Khi lập di chúc có cần em trai út của tôi đồng ý không.

Người gửi: Nguyễn Thùy Dung (TPHCM).

Quyền không chia thừa kế của người lập di chúc

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1, Căn cứ pháp lý

-Bộ luật dân sự năm 2005.

2, Quyền không chia thừa kế của người lập di chúc

Di chúc là thể hiện ý chí, nguyện vọng của người lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 648.Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Căn nhà 4 tầng và thổ đất 100m2 là tài sản riêng của bố bạn, nên bố bạn có toàn quyền định đoạt đối với phần tài sản này. Ông có toàn quyền trong việc lập di chúc chỉ định người được hưởng thừa kế (trừ những trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc như: cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên, con không có khả năng lao động …). Em trai út của bạn không có bất cứ quyền gì trong việc định đoạt tài sản này của bố bạn.

Mặt khác, do có những hành vi ngược đãi, mắng nhiếc bố, em trai bạn có thể thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

Như vậy, việc để lại thừa kế cho ai với phần di sản như thế nào hoàn toàn do bố bạn tự quyết định mà không phụ thuộc vào bất kỳ ý chí của ai và em trai của bạn cũng không có quyền được hưởng di sản. Hình thức của di chúc có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản tùy theo mong muốn của bố bạn nhưng phải đảm bảo tính hợp pháp của di chúc theo quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Quyền không chia thừa kế của người lập di chúc. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền không chia thừa kế của người lập di chúc
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề