Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động dẫn đến sẩy thai và suy giảm khả năng lao động

Tóm tắt câu hỏi

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: 
Vợ tôi đang làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn cho công ty A và hiện đang mang thai 7 tháng. Mấy hôm trước trên đường đi làm thì vợ tôi gặp tai nạn giao thông dẫn đến sảy thai và bị thương. Hiện vợ tôi đang điều trị tại bệnh viện, sau khi giám định bác sĩ thông báo vợ tôi bị suy giảm khả năng lao động 35% vì vậy cần thời gian để nghỉ ngơi và dưỡng sức. Tôi muốn hỏi rằng thời gian nghỉ và các chế độ của vợ tôi được tính như thế nào, tôi có được nghỉ để chăm sóc vợ không? 
Người gửi: Trần Quốc Thái (Thái Bình)
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Luật An toàn vệ sinh lao động 2015
– Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

2/ Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động dẫn đến sẩy thai và suy giảm khả năng lao động.

Theo như bạn trình bày thì vợ của bạn đang làm việc dài hạn tại công ty A, vì vậy chúng tôi có thể xác định vợ bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trên cơ sở đó, quyền lợi của vợ bạn sẽ được quy định như sau:
Thứ nhất, chế độ hưởng từ bảo hiểm y tế:
Căn cứ theo quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, vợ bạn sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí điều trị tại bệnh viện. 
Bên cạnh đó, vì vợ bạn thuộc trường hợp bị tai nạn lao động nên đối với 20% còn lại sẽ do công ty A đồng chi trả. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động như sau:
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
Thứ hai, hưởng theo chế độ thai sản.
Do vợ bạn bị sẩy thai nên áp dụng quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội, quyền lợi của vợ bạn sẽ được giải quyết như sau:
– Thời gian nghỉ việc: tùy vào tuổi của thia nhi mà thời gian nghỉ được áp dụng như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
– Mức hưởng: 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong đó, nếu thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội
Thứ ba, hưởng theo chế độ tai nạn lao động.
Bên cạnh đó, do vợ bạn bị tai nạn lao động trên đường đi làm vì vậy được xác định là tai nạn lao động và thuộc đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động. Điều này được quy định cụ thể tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động như sau:
Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
……
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”
Trên cơ sở đó, quyền lợi về bảo hiểm xã hội do tai nạn lao động của vợ bạn được áp dụng như sau:
– Được tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động
– Hưởng trợ cấp hằng tháng:
+ Căn cứ hưởng: bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
+ Mức hưởng: tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định như sau:
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Mức hưởng hằng tháng = 30% MLCS + (5×2%)MLCS = 40% MLCS
MLCS: Mức lương cơ sở hiện nay là 1.300.000 đồng. Vì vậy mỗi tháng vợ bạn sẽ được hưởng là 5.200.000 đồng.
+ Thời điểm hưởng: được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú
+ Ngoài ra, trong trường hợp vợ bạn bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.
+ Dưỡng sức và phục hồi sức khỏe: trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 07 ngày.
Như vậy, khi vợ bạn bị tai nạn lao động dẫn đến sẩy thai và suy giảm khả năng lao động thì vợ bạn sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh và công ty A đồng chi trả các chi phí còn lại, hưởng quyền lợi về chế độ thai sản do sẩy thai và chế độ tai nạn lao động như trình bày ở trên.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động dẫn đến sẩy thai vfa suy giảm khả năng lao động. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động dẫn đến sẩy thai và suy giảm khả năng lao động
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề