Nội dung tư vấn:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền khá phổ biến trong lĩnh vực hoạt động, sản xuất và kinh doanh và được xác lập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định? Hãy cùng tìm hiểu với công ty Luật Việt Phong chúng tôi.
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nhà hàng
- Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
- Cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Luật sư tư vấn:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là gì?
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
” Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”
Căn cứ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu như thế nào?
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì căn cứ phát sinh, căn cứ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như sau:
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”
Như vậy, căn cứ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có những quyền gì?
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tức là chủ sở hữu sẽ có các quyền sau đây:
– Chủ sở hữu có quyền định đoạt nhãn hiệu, trong đó gồm có chuyển giao, chuyển nhượng quyền cho tổ chức, cá nhân khác sở hữu và sử dụng đối với nhãn hiệu đó
– Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm những hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 129 của Luật sở hữu trí tuệ 2005
– Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu gồm có các hành vi sau: Lưu thông, chào bán. Tàng trữ để bán, quảng cáo để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên bao bì hàng hóa, hàng hóa, phương tiện dịch vụ, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Nhập khẩu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ
Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ được xác lập khi nhãn hiệu của chủ sở hữu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bàng bảo hộ.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Hết thời gian thử việc, công ty không có thông báo, người thử việc không làm việc nữa thì có phải bồi thường phí đào tạo không?
- Hai cổ đông sáng lập có được phép thành lập công ty Cổ Phần không?
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT
- Chưa xoá án tích có được xin giấy xác nhận dân sự không?