Quyền thừa kế và cách thức chia di sản thừa kế

Xin chào văn phòng Luật Việt Phong Mong vp trả lời giúp tôi. Ông bà nội tôi có 2 người con, 1 trai (là bố tôi) và1 gái (cô ck) Khi bố và cô tôi đã lập gia đình riêng, có con vài năm thì bố tôi và ông nội có mua một miếng đất khác và xây nhà. Sổ đỏ ở đây đứng tên ông nội tôi. Sau khi xây nhà mới gia đình tôi và ông bà nội sống chung 10 năm (cùng chung một sổ hộ khẩu) sau đó thì tách sổ hộ khẩu riêng năm 2004 mặc dù vẫn sống cùng một nhà với nhau. Cách đây 6 năm ông nội tôi mất mà không để lại di chúc và 1 năm sau đó bố tôi cũng mất . Hiện tại gia đình tôi đang có mâu thuẫn tranh chấp đất đai. Bố mẹ tôi chỉ có 4 người con gái. Bà nội và cô chồng đang có ý tranh chấp phần đất đai này. Vậy mong luật sư giải đáp giúp tôi. Liệu cô ck tôi có quyền thừa kế phần đất này? Mẹ tôi (con dâu) và chúng tôi có quyền lợi gì? Bà nội tôi có quyền sở hữu hay viết di chúc để lại miếng đất này cho con gái là cô ck tôi không? Rất mong Luật Việt Phong có câu trả lời giải đáp sớm giúp tôi và gia đình. Chân thành cảm ơn!

Hoàng Hoa

Căn cứ pháp lý

luat su tu van luat thua ke 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế theo pháp luật.

Dựa theo thông tin được cung cấp là mảnh đất được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hôn nhân của người để lại di sản thừa kế, về nguyên tắc mảnh đất đó được coi là tài sản chung của vợ chồng căn cứ theo đoạn 2 khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Theo đó, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc sử dụng, đinh đoạt tài sản. Như vậy áp dụng vào sự việc này thì ông bà nội bạn có quyền lợi ngang như nhau đối với mảnh đất, tức là mỗi người sẽ được Nhà nước công nhận quyền sử dụng, định đoạt 1 nửa miếng đất đó.

Tuy nhiên theo thông tin ban đầu là ông nội bạn mất và không để lại di chúc thì căn cứ theo pháp luật về thừa kế áp dụng vào trường hợp này tài sản thuộc quyền sở hữu của ông nội bạn sẽ được chia theo pháp luật và dành cho những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất được quy định tại điểm a khoản 1 điều 651 BLDS 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Theo đó, người thừa kế thuộc hàng thứ nhất trong trường hợp này bao gồm người bà nội, bố và cô bạn có quyền hưởng dụng 50% giá trị mảnh đất do ông bạn để lại và quyền thừa hưởng của 3 người là bình đẳng và tương xứng nhau.

Từ những phân tích trên, người cô chồng – em gái ruột ông nội bạn sẽ không có quyền hưởng di sản thừa kế từ ông nội bạn.

Ngoài ra, liên quan đến thắc mắc là bố bạn chết sau thời điểm ông nội bạn chết là 1 năm. Trong trường hợp không có di chúc thì di sản của bố bạn được chia theo pháp luật và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn có quyền hưởng tài sản ngang như nhau giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn đó là bà nội bạn, mẹ bạn và 4 người con gái. Di sản thừa kế trong trường hợp này bao gồm những tài sản thuộc sở hữu riêng của bố bạn (nếu có) + 50% giá trị tài sản thuộc sở hữu chung của cha, mẹ bạn + phần giá trị tài sản mà bố bạn được thừa kế từ mảnh đất mà ông nội bạn để lại.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về quyền của người thừa kế theo pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề