Rút hồ sơ đi xuất khẩu lao động thì có phải bồi thường cho công ty không?

Nội dung câu hỏi:

Dạ chào văn phòng luật ạ. Em có làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản vào năm 2019. Đến t9/2020 e có đỗ đơn hàng. Dự kiến xuất cảnh tháng 2/2021 nhưng giờ đến t4/2022 e vẫn chưa bay được. nên e làm hồ sơ rút. nhưng phía công ty bắt e bồi thường tiền. mong luật sư tư vấn giúp e ạ.

rut ho so xuat khau lao dong co phai boi thuong khong e1522636677682

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019
  • Luật người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng 2020

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn như sau:

Điều 17 Bộ luật lao động 2019 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

“…

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

…”

Trong trường hợp này, khi bạn muốn rút hồ sơ xuất khẩu lao động đối với đơn hàng này mặc dù mình đã trúng tuyển thì vẫn được, bạn được quyền yêu cầu công ty trả lại tiền mà công ty đã giữ nếu hai bên không có quy định nào khác.

Điều 25 Luật người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng 2020 cũng quy định như sau:

“Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động”.

Do đó, khi hủy đơn hàng bạn sẽ phải thanh toán các khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra cho mình trước đó đến lúc mình thi tuyển đơn hàng như: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, …

Vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do lỗi đơn phương hủy hợp đồng của người lao động. Nếu trong trường hợp của bạn, việc bạn tự ý chấm dứt hợp đồng với Công ty không có lí do và công ty chứng minh được có thiệt hại xảy ra thì ngoài khoản tiền đặt cọc đã nộp vào công ty bạn còn phải bồi thường thêm cho công ty theo đúng thiệt hại hợp lý mà công ty chứng minh được. Nếu không có thiệt hại gì xảy ra mà phía công ty vẫn yêu cầu bồi thường là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề