Sở hữu đất chung của các thành viên trong gia đình

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Em xin tư vấn về luật đất đai.
Nhà e ở huyện Diên Khánh , tỉnh Khánh Hòa. Bố mẹ em có sở hữu sổ đỏ 2 mẫu ruộng tổng cộng là 2000m2. Tầm 3 tháng trước bố mẹ có âm thầm bán cho người khác và tới hôm nay đã nhận đủ số tiền là 80 triệu đồng. Và bố mẹ đã đưa hết giấy tờ sổ đỏ chính, hộ khẩu, chứng minh nhân dân cho họ để đi làm hồ sơ giao dịch.
Nhưng sáng hôm qua bố mẹ hỏi thêm chứng minh nhân dân của em với chị gái, đưa cho họ thêm để làm giấy tờ. Em đã đưa và hỏi ra là bán ruộng. Em với chị gái sinh trước năm 1994. Quyền sử dụng đất ở nhà được cấp lại vào năm đó. Nên em với chị gái cũng có quyền sở hữu trong đó. Nếu muốn bán phải có sự đồng ý của em và chị gái phải không luật sư? Giờ em muốn thương lượng trả lại hết số tiền mà bố em đã nhận của người ta, để dừng giao dịch và lấy lại giấy tờ sổ đỏ được không ạ. Mong luật sư giúp đỡ.
Người gửi: Mạnh Quân
Bài viết  liên quan:
qsdd

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015

2. Sở hữu đất chung của các thành viên trong gia đình

Căn cứ Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:
“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
Căn cứ, theo điều Luật trên thì việc định đoạt tài sản chung này được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Tuy nhiên, việc định đoạt đối với tài sản là bất động sản, động sản, nguồn thu nhập chính của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Xét trường hợp này, quyền sử dụng đất là tài sản chung của gia đình bạn. Do đó, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu.
Như bạn trình bày, hai chị em bạn được sinh ra trước 1994 khi quyền sử dụng đất được cấp lại. Nghĩa là, hai chị em bạn là một trong những người có quyền đối với quyền sử dụng đất này. 
Tính đến thời điểm hiện tại thì chị em bạn chắc chắn là người đã thành niên. Bạn không nêu rõ chị em bạn có đủ năng lực hành vi dân sự hay không.
Trường hợp này, bố mẹ bạn tự ý bán mà không thông báo cho chị em bạn. Trên nguyên tắc chị em bạn là người có quyền đối với mảnh ruộng đó, tuy nhiên:
+ Nếu chị em bạn là người thành niên nhưng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì việc bố mẹ bạn bán ruộng không cần sự đồng ý của chị em bạn, do đó việc bán ruộng là hợp pháp.
+ Nếu chị em bạn là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khi đó, việc bán ruộng cần có sự đồng ý, chấp thuận của chị em bạn. Vì vậy, việc giao kết thực hiện bán ruộng không có hiệu lực. Bạn muốn lấy lại mảnh ruộng này, bạn có thể làm đơn gửi đến UBND nơi gia đình bạn có sổ hộ khẩu thường trú yêu cầu giải quyết.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.  
Chuyên viên: Trần Quỳnh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sở hữu đất chung của các thành viên trong gia đình
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề