So sánh: Xử phạt vi phạm hành chính và Biện pháp xử lý hành chính

Những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung các quy định cơ bản về xử phạt hành chính và các quy định cơ bản về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Nguyễn Ngân

Căn cứ pháp lý

luat xu ly vi pham hanh chinh 0909091955 19012809591997915 3

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến vi phạm hành chính.

Đầu tiên bạn cần phải hiểu Vi phạm hành chính là gì?

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điểm tương đồng giữa hai biện pháp trên đó chính là đều là những hình thức áp dụng đối với người vi phạm mà không phải là tội phạm.

Ngoài ra, 2 hình thức này còn có rất nhiều những điểm khác nhau:

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
table.MsoTableGrid
{mso-style-name:”Table Grid”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-priority:39;
mso-style-unhide:no;
border:solid windowtext 1.0pt;
mso-border-alt:solid windowtext .5pt;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-border-insideh:.5pt solid windowtext;
mso-border-insidev:.5pt solid windowtext;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

 

Xử Phạt Vi Phạm Hành
Chính

Biện Pháp Xử Lý Hành
Chính

Khái niệm

Xử
phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính.

 

Biện
pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp
luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

Đối tượng

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài (Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước.

Các biện pháp xử lý hành chính không
áp dụng đối với người nước ngoài.

(khoản 2 Điều 5 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012)

Nguyên tắc chung

Việc xử phạt vi phạm hành chính được
áp dụng đối với cá nhân và cả tổ chức, bảo đảm một số nguyên tắc như:

– Mọi vi phạm hành chính phải được
phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi
có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ
bị xử phạt một lần.

– Một người thực hiện nhiều hành vi
vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm;

Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm
hành chính được áp dụng đối với cá nhân và cả tổ chức, bảo đảm một số nguyên
tắc như:

– Không xâm phạm đến sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm; tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và người chưa thành niên được áp dụng
biện pháp quản lý tại gia đình.

– Không công khai việc tổ chức, nội
dung, kết quả cuộc họp tư vấn, hồ sơ và thi hành quyết định giáo dục tại xã,
phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.

– Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết
nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành
công dân có ích cho xã hội.

….

Nghĩa vụ chứng minh vi phạm

– Người có thẩm quyền xử phạt có
trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền
tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm
hành chính.

– Người có thẩm quyền áp dụng biện
pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

– Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh
mình không vi phạm hành chính.

Hình thức

Theo Điều 21, Luật XLVPHC 2012 quy định:

-Cảnh cáo

-Phạt tiền

-Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

-Tịch thu tang vật vi phạm hành
chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

-Trục xuất.

+ Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là
hình thức XỬ PHẠT CHÍNH.

+ Hình thức xử phạt quy định về Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật
vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất
có thể được quy định là hình thức XỬ PHẠT BỔ SUNG hoặc hình thức XỬ PHẠT
CHÍNH.

Theo Phần ba, Luật XLVPHC 2012 quy định:

-Biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn

-Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

-Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc

-Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc

Nguyên tắc áp dụng

– Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính;
có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.

– Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được
áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

 

Thời hiệu

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
là 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt (điểm a khoản 1 Điều  Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Trong đó:

– Đối với vi phạm hành chính đã kết
thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

– Đối với vi phạm hành chính đang được
thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn tùy từng trường hợp cụ thể sẽ là: từ 03 tháng – 01
năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng tùy từng trường hợp sẽ là từ: 06 tháng- 01 năm kể từ
ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối
một trong các hành vi vi phạm;

– Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ,
hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người
vi phạm.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến các biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ


Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề