Sử dụng công cụ hỗ trợ có giấy phép thì bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Chào Luật sư! Cho tôi hỏi, hành vi mua bán, sử dụng công cụ hỗ trợ có giấy phép sử dụng thì bị xử lý như thế nào ?
Người gửi: Nguyễn Kiều Mơ
brazilguns 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009;
– Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng , chống bạo lực gia đình.

2. Sử dụng công cụ hỗ trợ có giấy phép thì bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 9 điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì công cụ hỗ trợ bao gồm:
“9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.”
Ai được phép sử dụng công cụ hỗ trợ?
Nghị định 25/2012/NĐ-CP quy định đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ gồm:
– Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ; Công an nhân dân;
– An ninh hàng không;
– Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
– Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
– Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn;
– Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư;
– Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội;
– Các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Khi nào mới được phép sử dụng công cụ hỗ trợ?
Theo Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được phép sử dụng công cụ hỗ trợ trong các trường hợp:
– Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
– Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
– Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;
– Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, (trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế):
+ Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
+ Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
+ Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
– Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
– Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện phòng vệ chính đáng theo luật.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ phải tuân thủ nguyên tắc được Bộ Công an quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BCA như:
– Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm để quyết định việc sử dụng vũ khí thô sơ;
– Chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh qua lời nói nhưng đối tượng không tuân theo;
– Không sử dụng công cụ hỗ trợ với đối tượng là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những đối tượng này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành nhiệm vụ hoặc người khác.
– Trong mọi trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ, người sử dụng cần hạn chế thiệt hại do việc sử dụng công cụ hỗ trợ gây ra.
Ai được kinh doanh công cụ hỗ trợ?
Theo Pháp lệnh số: 16/2011/UBTVQH12  những cá nhân, tổ chức được kinh doanh công cụ hỗ trợ bao gồm:
–  Cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh công cụ hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự;
–  Chỉ được nhượng, bán công cụ hỗ trợ cho các đối tượng đượng trang bị công cụ hỗ trợ như đã nêu trên.
Nếu không nằm trong các trường hợp trên thì bạn đã có hành vi mua bán, sử dụng công cụ hỗ trợ trái pháp luật.
Hình thức xử phạt
Đối với những hành vi vi phạm quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi:
– Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
– Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
Ngoài mức phạt nêu trên thì người vi phạm còn bị buộc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Ngoài ra, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ tại Điều 233 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí  thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Sử dụng công cụ hỗ trợ có giấy phép thì bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Mai Đức Quý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sử dụng công cụ hỗ trợ có giấy phép thì bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề