Sự khác biệt giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2

Lý lịch tư pháp là giấy tờ dùng để chứng minh cá nhân có hay không những án tích, bị cấm hay không việc đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản. Lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp.

Theo như quy định tại điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay được chia làm 2 loại: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Tuy nhiên,  Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 khác nhau như thế nào không phải ai cũng biết. Nếu bạn đã và đang suy nghĩ đến vấn đề này thì bài viết của Luật Việt Phong cung cấp dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Căn cứ pháp lý

thu tuc xin xac nhan khong co tien an 0306202701

Luật sư tư vấn

Về cơ bản, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có những điểm khác nhau:

Nội dung

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cấp cho ai?

Cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân

Mục đích

– Cấp cho cá nhân: nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động,…

– Cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội: nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Cấp cho cơ quan tố tụng: nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung

– Trong phần án tích phiếu chỉ ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa.

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

– Trong phần án tích phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa.

– Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ủy quyền

Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

1. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu kèm theo các giấy tờ sau:
 Bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
+ Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú.
– Nộp toàn bộ hồ sơ tại:
+ Nếu là công dân Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú. Nếu không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Trong trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
+ Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Nếu đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
– Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

2. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

–  Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp – nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú
–  Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú do người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam hoặc lý do nào khác thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Lý lịch tư pháp.
– Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về sự khác nhau cơ bản của Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Chuyên viên: Diệu Linh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sự khác biệt giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề